Bài viết

Những ai không nên uống Omega 3-6-9? Giải đáp lý do

16/11/2023 dot 6 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Omega 3-6-9 là một nhóm axit béo thiết yếu, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tim mạch, cải thiện chức năng não và giảm viêm. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để bổ sung các loại omega này. Vậy những ai không nên uống Omega 3-6-9? Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau. 

1. Giới thiệu về Omega 3-6-9

Trước khi tìm hiểu những ai không nên uống Omega 3-6-9, hãy cùng xem Omega 3-6-9 là gì trong phần dưới đây. 

1.1. Omega 3 là gì?

Omega 3 là axit béo không no chuỗi dài, được cấu tạo từ các nguyên tố cacbon, oxy và hydro. Có 3 loại axit béo Omega 3 phổ biến nhất là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). Đây là một axit béo cần thiết cho quá trình hình thành nên nhiều tế bào của cơ thể như tế bào thần kinh, thị giác,...

Omega 3 là axit béo không no chuỗi dài, tồn tại ở 3 dạng ALA, DHA và EPA

1.2. Omega 6 là gì?

Axit béo Omega 6 là một loại chất béo không bão hòa đa thiết yếu, có vai trò quan trọng trong sức khỏe con người. Cơ thể không thể tự tổng hợp Omega 6, do đó, bạn chỉ có thể bổ sung loại omega này từ thực phẩm. Axit béo Omega 6 tồn tại dưới các dạng Linoleic acid (LA), Gamma linolenic acid (GLA), Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA). 

1.3. Omega 9 là gì?

Omega 9 là một nhóm axit béo không bão hòa đơn, có một liên kết đôi và có 9 nguyên tử cacbon trong phần omega. Khác với Omega 3 và Omega 6, cơ thể con người có khả năng tự tổng hợp Omega 9, không cần phải bổ sung qua ăn uống hay thực phẩm chức năng, do đó Omega 9 không được coi là axit béo thiết yếu.

Omega 9 là một nhóm axit béo không bão hòa đơn, không thiết yếu

2. Những đối tượng không nên uống Omega 3-6-9

Những ai không nên uống Omega 3-6-9? Omega 3-6-9 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên bổ sung các loại omega này. Dưới đây là những đối tượng không nên uống Omega 3-6-9

2.1. Người có cơ địa dị ứng với Omega

Người có tiền sử dị ứng với các thực phẩm chứa Omega 3-6-9 như hải sản, các loại cá béo, trứng gà, thịt bò, các loại rau củ quả và hạt dinh dưỡng giàu Omega 3-6-9 thì không nên uống Omega 3-6-9. Nếu cố gắng uống Omega 3-6-9 sẽ có thể gặp phản ứng như phát ban, ngứa, buồn nôn, khó thở hoặc đau đầu. 

2.2. Người đang sử dụng thuốc chống đông máu

Omega 3-6-9 có khả năng làm loãng máu, ảnh hưởng đến sự đông máu, do đó những người đang dùng thuốc chống đông máu như như warfarin, acenocoumarol nên tránh uống Omega 3-6-9.

Xem thêm: 14 thực phẩm giàu Omega 3 tốt cho tim mạch và não bộ

Người sử dụng thuốc chống đông máu chứa warfarin không nên uống Omega 3-6-9

2.3. Người chuẩn bị phẫu thuật

Việc sử dụng Omega 3-6-9 trước khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật, vì vậy nên ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. 

2.4. Người bị huyết áp thấp

EPA trong Omega 3-6-9 giúp giảm huyết áp và nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, chúng lại có thể gây nguy hiểm cho người huyết áp thấp, nếu sử dụng thường xuyên hoặc quá liều sẽ dẫn đến trụy mạch, nhồi máu cơ tim. 

2.5 Người bị bệnh tuyến tiền liệt

Những ai không nên uống Omega 3-6-9? Một trong số những đối tượng không nên uống Omega 3-6-9 là người bị bệnh tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều Omega 3-6-9 có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vì vậy người mắc bệnh này nên thận trọng khi bổ sung các axit béo này.

2.6. Bệnh nhân tiểu đường

Omega 3-6-9 có thể làm tăng mức đường huyết ở người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và biến chứng của bệnh.

Bệnh nhân bị tiểu đường không nên uống Omega 3-6-9

2.7. Người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Một số nghiên cứu cho thấy Omega 3-6-9 có thể làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai hàng ngày và tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, các thành phần trong thuốc tránh thai và Omega 3-6-9 có thể tương tác với nhau, gây rối loạn chỉ số mỡ máu. 

2.8. Phụ nữ cho con bú, đang mang thai hoặc dự định mang thai

Phụ nữ cho con bú, đang mang thai hoặc dự định mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung Omega 3-6-9 để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 

3. Các lưu ý khi sử dụng Omega 3-6-9

Khi uống Omega 3-6-9, các bạn cần lưu ý đến liều lượng, cách uống sao cho đúng để không bị các tác dụng phụ hoặc bị tình trạng tương tác thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

3.1. Liều lượng và cách dùng phù hợp

Thời điểm uống Omega 3-6-9 hiệu quả nhất là sau bữa ăn, các chất béo trong thức ăn tạo môi trường lý tưởng cho việc hấp thu dinh dưỡng từ 3 loại Omega trên. Các chuyên gia cũng khuyến nghị nên uống vào buổi sáng, đây là thời điểm có thể hấp thu nhiều Omega 3-6-9 nhất trong ngày. 

Liều lượng Omega 3-6-9 cần thiết phụ thuộc vào thể trạng, cân nặng và nhu cầu cá nhân. Theo các chuyên gia thì nên uống 1 viên/ngày. Nếu cơ thể gầy yếu hoặc thiếu dinh dưỡng, có thể tăng liều để bổ sung năng lượng giúp cơ thể hồi phục.

Tùy từng người mà liều lượng bổ sung Omega 3-6-9 sẽ khác nhau

3.2. Tác dụng phụ có thể gặp phải

Nếu bổ sung Omega 3-6-9 quá liều hoặc không đúng cách sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ sau: 

  • Tăng đường huyết: Sử dụng quá nhiều Omega 3-6-9 làm kích thích sản xuất glucose, dẫn đến tăng đường huyết. Người bình thường dùng lâu dài có nguy cơ tiểu đường, còn người tiểu đường tuýp 2 có thể gặp biến chứng nặng hơn.

  • Tăng nguy cơ chảy máu: Omega 3-6-9 có thể làm ức chế quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến chảy máu cam, nướu răng và thậm chí nguy hiểm hơn là xuất huyết não. 

  • Hạ huyết áp: Omega 3-6-9 giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, từ đó phòng ngừa tăng huyết áp và hạ huyết áp cho người cao huyết áp. Tuy nhiên, đối với người huyết áp thấp, Omega 3-6-9 có thể làm huyết áp giảm quá mức, tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

  • Tiêu chảy: Bổ sung quá liều Omega 3-6-9 có thể gây tiêu chảy do chúng đều là các nhóm chất béo. Khi cơ thể không được hấp thụ, chúng sẽ đi đến đại tràng, lúc này ruột kết sẽ tiết ra chất lỏng và gây tiêu chảy. 

  • Khó tiêu, trào ngược dạ dày: Uống quá nhiều Omega 3-6-9 có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, giãn cơ thực quản từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Bổ sung Omega 3-6-9 quá liều hoặc không đúng cách gây trào ngược dạ dày

3.3. Tương tác với các loại thuốc và thực phẩm khác

Omega 3-6-9 khi sử dụng chung với thuốc tăng huyết áp sẽ gây hạ huyết áp quá mức còn nếu sử dụng chung với thuốc chống đông máu chứa warfarin acenocoumarol sẽ làm tăng tác dụng chống đông máu. 

4. Nguồn cung cấp Omega 3-6-9 tự nhiên

Omega 3, 6, và 9 là các axit béo thiết yếu có vai trò quan trọng trong sức khỏe con người. Dưới đây là danh sách các nguồn cung cấp Omega 3-6-9 tự nhiên. 

4.1. Thực phẩm giàu Omega-3

Các thực phẩm giàu Omega-3 chủ yếu đến từ nguồn động vật và thực vật như 

  • Cá hồi: Cung cấp khoảng 2.150 mg EPA và DHA trong 100 g.

  • Cá thu: Chứa tới 4.580 mg EPA và DHA trong 100 g.

  • Cá trích: Cung cấp khoảng 2.150 mg EPA và DHA trong 100 g.

  • Cá mòi: Khoảng 982 mg EPA và DHA trong 100 g.

  • Hạt lanh: Cung cấp 2.350 mg ALA mỗi muỗng canh (10 g).

  • Hạt chia: Chứa khoảng 5.050 mg ALA trong 28 g.

  • Quả óc chó: Cung cấp khoảng 2.570 mg ALA trong 28 g.

  • Đậu nành: Khoảng 670 mg ALA trong 1/2 cốc (47g) đậu nành rang khô. 

4.2. Thực phẩm giàu Omega-6

Omega-6 được tìm thấy nhiều dầu thực vật tinh chế và các món ăn chế biến với dầu thực vật. Ngoài ra, Omega-6 còn được tìm thấy trong một số loại hạt.

Dưới đây là lượng Omega-6 có trong 100 gram các loại thực phẩm:

  • Dầu đậu nành: 50 gram

  • Dầu ngô: 49 gram

  • Mayonnaise: 39 gram

  • Quả óc chó: 37 gram

  • Hạt hướng dương: 34 gram

  • Hạnh nhân: 12 gram

  • Hạt điều: 8 gram

Các loại thực phẩm giàu Omega 6

4.3. Thực phẩm giàu Omega-9

Omega-9 không phải là axit béo thiết yếu, nhưng vẫn rất quan trọng cho sức khỏe. Sau đây là lượng Omega-9 có trong 100 gram các loại thực phẩm: 

  • Dầu ô liu: 83 gram

  • Dầu hạt điều: 73 gram

  • Dầu hạnh nhân: 70 gram

  • Dầu bơ: 60 gram

  • Dầu đậu phộng: 47 gram

  • Hạnh nhân: 30 gram

  • Hạt điều: 24 gram

  • Quả óc chó: 9 gram 

5. Khi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ?

Các loại thực phẩm chức năng bổ sung Omega 3-6-9 có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi tuy nhiên liều lượng và cách sử dụng sẽ khác nhau tùy độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. 

Chính vì thế, trước khi uống Omega 3-6-9 hay các loại thực phẩm chức năng khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia. Bạn sẽ sử dụng đúng liều lượng cần thiết để đạt được lợi ích tốt nhất từ Omega 3-6-9. 

Khi bổ sung Omega 3-6-9 bạn cần xem mình có thuộc đối tượng không nên bổ sung các loại axit béo này không. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định bổ sung omega. Hy vọng bài viết trên của AIA Việt Nam đã giúp bạn đọc biết được những ai không nên uống Omega 3-6-9

Xem thêm: Cá hồi có tác dụng gì? 10 lợi ích của cá hồi đối với sức khỏe

Tài liệu tham khảo:

1. https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/thong-tin-dinh-duong/omega-3/

2. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/axit-beo-omega-6-cong-dung-tac-dung-phu-huong-dan-su-dung-vi

3. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/omega-9-la-gi-bo-sung-omega-9-co-tac-dung-gi.html

4. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-ai-khong-nen-uong-omega-3-6-9.html

 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.