Bài viết

Những loại bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

23/3/2025 dot 05 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Dù không đi làm, phụ nữ có ý định sinh con vẫn có thể tham gia bảo hiểm thai sản cho người không đi làm. Bảo hiểm này sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho mẹ bầu khi sinh con. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu tất cả các loại bảo hiểm thai sản cũng như quyền lợi bảo hiểm thai sản cho người không đi làm trong bài viết dưới đây nhé.

1. Lợi ích khi mẹ bầu mua bảo hiểm thai sản

Bảo hiểm thai sản là loại bảo hiểm vô cùng quan trọng cho các phụ nữ có ý định sinh con. Nếu đang đi làm và tham gia đóng bảo hiểm, bạn sẽ nhận được bảo hiểm thai sản theo quy định của nhà nước. Nếu không đi làm, bạn nên mua bảo hiểm thai sản tại các công ty bảo hiểm tư nhân bởi nó sẽ đem lại cho bạn hàng loạt lợi ích:

  • Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm giúp chi trả chi phí khám thai định kỳ trong suốt thời gian mang thai

  • Với bảo hiểm này, bạn có thể lựa chọn sinh tại các bệnh viện lớn mà không lo tốn kém quá nhiều chi phí

  • Chi trả một số khoản chi phí chăm sóc trẻ sơ sinh, giúp giảm gánh nặng tài chính mà vẫn đảm bảo trẻ được chăm sóc tốt nhất trong giai đoạn đầu đời. Tìm hiểu kỹ hơn tại: https://www.aia.com.vn/vi/san-pham/suc-khoe/cham-soc-suc-khoe/bung-gia-luc.html

Bảo hiểm thai sản đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu

2. Những loại bảo hiểm thai sản cho người không đi làm nên mua

Mẹ bầu nên mua 3 loại bảo hiểm trong thời gian mang thai để được hỗ trợ và bảo vệ tốt nhất, bao gồm: bảo hiểm thai sản, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

2.1 Bảo hiểm thai sản

Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm. Loại bảo hiểm này sẽ chi trả các chi phí như:

  • Chi phí sinh con bao gồm cả sinh thường và sinh mổ

  • Chi phí điều trị biến chứng thai sản

  • Chi phí phòng và giường khi nằm viện

  • Chi phí kiểm tra định kỳ

  • Chi phí chăm sóc bé sau sinh

Các mục chi trả từ gói bảo hiểm thai sản mua từ các công ty bảo hiểm sẽ nhiều hơn bảo hiểm của nhà nước cũng như bạn có nhiều lựa chọn bệnh viện để sinh hơn bảo hiểm y tế của nhà nước.

Bảo hiểm thai sản tư nhân là lựa chọn phổ biến của những người không đi làm 

2.2 Bảo hiểm xã hội

 Bảo hiểm xã hội tự nguyện không bao gồm chế độ thai sản. Theo Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 (còn hiệu lực), chế độ thai sản chỉ áp dụng với bảo hiểm xã hội bắt buộc, không áp dụng với bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hoặc bạn có thể nhận bảo hiểm xã hội nếu có chồng đang đóng bảo hiểm xã hội. Quyền lợi cụ thể như sau:

  • Thời gian nghỉ thai sản: 

Lao động nam khi có vợ sinh con được nghỉ 5 ngày làm việc nếu sinh thường, nghỉ 7 ngày làm việc nếu sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi. Nếu vợ sinh đôi thì người chồng được nghỉ 10 ngày nếu sinh thường, 14 ngày nếu sinh mổ. Từ sinh ba trở nên thì cứ thêm một con sẽ được nghỉ thêm 3 ngày. 

  • Mức hưởng trợ cấp thai sản:

Mức hưởng = M(bq6t)  / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.

Trong đó:

M(bq6t) : Bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của NLĐ nam; Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì M(bq6t) = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.

VD: Lương bình quân đóng BH 6 tháng trước khi vợ sinh là: 5.000.000 và bạn được nghỉ 5 ngày (vì vợ sinh thường)

=> Cách tính như sau: 

M(bq6t) = (6 x5.000.000đ)/6 tháng = 5.000.000đ

Mức hưởng = 5.000.000/ 24 x 5 = 1.041.667 đồng

Ngoài ra, lao động nam cũng sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Người không đi làm có chồng tham gia bảo hiểm xã hội vẫn được hưởng bảo hiểm khi sinh con

2.3 Bảo hiểm y tế

Người không đi làm cũng có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Những quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm:

  • Chi trả từ 80 đến 100% chi phí sinh con khi sinh con tại các cơ sở khám chữa bệnh theo đúng tuyến của bảo hiểm y tế

  • Chi trả từ 40 đến 100% chi phí điều trị nội trú hoặc chi phí sinh con khi sinh con tại các cơ sở khám chữa bệnh trái tuyến. 

3. Khi nào nên mua bảo hiểm thai sản đối với người không đi làm?

Nếu không đi làm nhưng vẫn có dự định sinh con thì bạn vẫn nên mua bảo hiểm thai sản. 

Đối với các gói bảo hiểm thai sản tư nhân, bạn cần lưu ý thời gian chờ của bảo hiểm. Sau khoảng thời gian chờ, bảo hiểm thai sản mới có hiệu lực. Thời gian chờ của từng gói bảo hiểm sẽ khác nhau, từ 210 tới 270 ngày. Vì vậy bạn nên mua sớm và chủ động kế hoạch mang thai. Tránh sinh con trong thời gian chờ của bảo hiểm vì sẽ không được chi trả.

Khi nào nên mua bảo hiểm thai sản đối với người không đi làm?

Tham gia bảo hiểm thai sản là nhu cầu của rất nhiều phụ nữ hiện nay bởi nó đem lại lợi ích rất lớn. Nếu không đi làm, bạn  vẫn có thể tham gia bảo hiểm thai sản cho người không đi làm thông qua các gói bảo hiểm tư nhân hoặc mua bảo hiểm nhà nước tự nguyện. Hy vọng với những chia sẻ trên của AIA Việt Nam, bạn đã có thêm kiến thức về bảo hiểm thai sản cũng như có thể cân nhắc tham gia bảo hiểm thai sản sớm để nhận được tối đa quyền lợi khi mang thai và sinh con. 

Tài liệu tham khảo:
1. https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/chong-co-duoc-huong-che-do-thai-san-khi-vo-khong-dong-bao-hiem-xa-hoi-hay-khong-12481.html
2. https://baohiemxahoidientu.vn/bhxh/che-do-thai-san-danh-cho-nam-gioi-khi-vo-sinh-con.html

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ