Bảo hiểm xã hội có đi khám bệnh được không?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) là hai hai trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người dân trước những rủi ro về sức khỏe và thu nhập. Nếu như BHXH tập trung vào việc hỗ trợ tài chính cho người lao động trong các trường hợp như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về hưu, thì BHYT lại mang đến sự hỗ trợ y tế thông qua việc chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Vậy bảo hiểm xã hội có đi khám bệnh được không? Qua bài viết này, AIA Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về BHXH và quyền lợi khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm này.
Sổ bảo hiểm xã hội có đi khám bệnh được không?
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chế độ bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lý, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
BHXH được coi là một phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, giúp người lao động giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp rủi ro.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; và thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Cơ quan này chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; và của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, và bảo hiểm y tế.
1.1. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội
Theo Khoản 1 Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, BHXH là một chế độ bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc tử vong.
BHXH đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong quá trình làm việc và sau khi nghỉ hưu.
Có hai loại hình BHXH tại Việt Nam:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Những người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đối tượng tham gia là những người không thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH có thể tự nguyện đóng BHXH để được hưởng các quyền lợi về hưu trí và tử tuất.
Điều đáng chú ý là, khi người lao động tham gia BHXH bắt buộc, họ đồng thời cũng được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT, giúp họ tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế với mức chi phí được bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
Việc tham gia BHYT giúp người lao động giảm bớt gánh nặng tài chính khi cần khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi y tế trong quá trình làm việc cũng như khi nghỉ hưu.
Như vậy, việc tham gia BHXH không chỉ đảm bảo quyền lợi về hưu trí, tử tuất, và các chế độ trợ cấp khác, mà còn giúp người lao động được bảo vệ toàn diện hơn thông qua việc tham gia BHYT để khám chữa bệnh khi cần thiết.
1.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam
Theo Điều 4 Luật BHXH 2014, các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam gồm năm chế độ sau:
Chế độ ốm đau.
Chế độ thai sản.
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Chế độ hưu trí.
Chế độ tử tuất.
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng toàn bộ năm quyền lợi trên. Trong khi đó, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng hai chế độ là chế độ hưu trí và tử tuất. Ngoài ra, đối với nhóm đối tượng đặc biệt được
Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH, sẽ được hưởng bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật BHXH.
Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi từ chế độ BHXH thông qua các khoản tiền trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.
Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục đóng BHXH thì có thể bảo lưu quá trình đóng BHXH trước đó hoặc rút bảo hiểm xã hội một lần với mức hưởng được tính theo mức tiền lương tháng đóng BHXH và thời gian đóng.
2. Bảo hiểm xã hội có đi khám bệnh được không?
Bảo hiểm xã hội có đi khám bệnh được không?
Câu trả lời chính xác là không. BHXH không trực tiếp chi trả chi phí khám chữa bệnh. Bảo hiểm xã hội chủ yếu tập trung vào các chế độ dài hạn và các trợ cấp khi người lao động không còn khả năng làm việc. Việc khám chữa bệnh hàng ngày không nằm trong phạm vi quyền lợi của BHXH.
Tuy nhiên, để được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh, người tham gia BHXH cần có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT).
BHYT là một phần của hệ thống bảo hiểm xã hội và được thiết kế để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người dân. Khi có thẻ BHYT, bạn có thể đi khám bệnh tại các cơ sở y tế công lập và được hưởng các quyền lợi theo quy định của luật BHYT.
Quyền lợi khi có thẻ bảo hiểm y tế
Khám chữa bệnh định kỳ: Bạn có thể sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung ương và các bệnh viện có liên kết với cơ quan BHYT.
Chi phí khám chữa bệnh: Thẻ BHYT giúp giảm đáng kể chi phí khám chữa bệnh, bao gồm các dịch vụ như khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thuốc men, điều trị nội trú và ngoại trú.
Khám chữa bệnh trái tuyến: Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn vẫn có thể được hưởng quyền lợi BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến, nhưng tỷ lệ thanh toán sẽ giảm so với khám chữa bệnh đúng tuyến.
3. So sánh sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa BHXH và BHYT để bạn dễ dàng hiểu rõ hơn:
Tiêu chí |
Bảo hiểm xã hội (BHXH) |
Bảo hiểm y tế (BHYT) |
Mục đích |
Bảo vệ người lao động trước các rủi ro dài hạn (hưu trí, ốm đau, tai nạn lao động) |
Bảo vệ sức khỏe người tham gia khi khám chữa bệnh, điều trị |
Đối tượng tham gia |
Người lao động, cán bộ công chức, viên chức, người làm việc tự do có tham gia đóng BHXH |
Tất cả công dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động có tham gia BHXH |
Quyền lợi |
Hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất |
Khám chữa bệnh, xét nghiệm, điều trị nội trú, ngoại trú |
Phạm vi áp dụng |
Trên toàn quốc |
Trên toàn quốc tại các cơ sở y tế có liên kết với BHYT |
Tài chính |
Đóng góp từ người lao động và người sử dụng lao động |
Đóng góp từ người dân, Nhà nước và các tổ chức khác |
Đơn vị quản lý |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Bộ Y Tế |
Sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế và dùng thẻ này khi vào viện cấp cứu, khám bệnh và điều trị. Phương thức thanh toán của bảo hiểm y tế là thanh toán các khoản viện phí, thuốc men ngay tại bệnh viện.
Người tham gia bảo hiểm khi đi khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán hoặc giảm trừ các khoản tiền viện phí, tiền thuốc tại bệnh viện mà không cần phải làm hồ sơ và mất nhiều thời gian.
Bảo hiểm xã hội
Sổ bảo hiểm xã hội
Khác với bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ không thanh toán tiền viện phí và tiền thuốc men mà thay vào đó, bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội.
Cụ thể hơn, bảo hiểm xã hội sẽ bù đắp hoặc thay thế cho người lao động phần thu nhập mà họ đã bị mất, bị giảm do phải nghỉ việc khi bị ốm đau, tai nạn... Sau khi ra viện, người lao động cần làm hồ sơ và nộp cho công ty. Sau đó, công ty sẽ hoàn tất thủ tục và gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau một thời gian, người lao động sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp này.
Như vậy, mặc dù BHXH không trực tiếp chi trả chi phí khám chữa bệnh, nhưng người tham gia BHXH sẽ được cấp thẻ BHYT để hưởng quyền lợi này. Việc hiểu rõ sự khác biệt và quyền lợi từ hai loại hình bảo hiểm này không chỉ giúp người dân chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe mà còn đảm bảo ổn định tài chính cho bản thân và gia đình. Để tìm hiểu thêm về các loại bảo hiểm nhân thọ, chăm sóc sức khỏe và bệnh hiểm nghèo, , bạn có thể truy cập trang chủ của AIA Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.