Bài viết

Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa, cách xác định và ứng dụng

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Là nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, bạn đã thực sự hiểu rõ vai trò, quy luật, định nghĩa của chi phí cơ hội chưa? Chi phí cơ hội được biết đến là thuật ngữ phổ biến với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn hướng đi tốt nhất. Cùng AIA tìm hiểu chi tiết về chi phí này trong bài viết dưới đây.

Chi phí cơ hội là gì?

Đầu tiên, cần phải hiểu chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) hay còn gọi là chi phí kinh tế. Chi phí cơ hội là lợi ích bị bỏ qua có được từ lựa chọn không được chọn. Chi phí này là chi phí nội bộ nghiêm ngặt được sử dụng để dự tính chiến lược, nó không bao tính trong lợi nhuận kế toán mà được loại trừ khỏi báo cáo tài chính bên ngoài.

Chi phí cơ hội có thể cho bạn biết điều gì?

Chi phí này cho thấy những lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp, nhà đầu tư hay cá nhân bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Chi phí cơ hội giúp cho bạn đánh giá được những lợi ích của mọi lựa chọn có sẵn, cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định.

 

Cách tính chi phí cơ hội

Công thức tính chi phí cơ hội:

OC = FO - CO

Trong đó: 

OC: Chi phí cơ hội (Opportunity Cost)

FO: Lợi nhuận của sự lựa chọn hấp dẫn nhất 

CO: Lợi nhuận của lựa chọn được chọn

Ví dụ:

Trường hợp 1, bạn có 100 triệu gửi ngân hàng với lãi 7 triệu/năm

Trường hợp 2, 100 triệu đó bạn đầu tư vào chứng khoán với lợi nhuận ước tính 12%/năm. Với phương án này bạn lãi được 12 triệu/năm.

Nếu bạn chọn phương án 1, thì chi phí cơ hội của bạn tính như sau: 

OC = FO - CO = 12.000.000 - 7.000.000 = 5.000.000 (VNĐ)

Vậy chi phí bạn sẽ phải đánh đổi nếu tiếp tục sẽ là 5 triệu

Lưu ý: chi phí này không chỉ là việc mất tiền hay chi phí tài chính mà còn mất thời gian, công sức, sở thích hay những lợi nhuận khác trong cuộc sống nên bạn cần cân nhắc kỹ.

Tham khảo ngay: Cơ hội kinh doanh là gì? Nắm bắt ngay để đạt được thành công

Ứng dụng chi phí cơ hội vào thực tế

Ứng dụng chi phí cơ hội trong kinh doanh, đầu tư

Chi phí cơ hội được ứng dụng rất nhiều trong kinh doanh, đầu tư. Khi đầu tư hay kinh doanh, bạn nên hiểu rõ, áp dụng nguyên tắc chi phí cơ hội sẽ giúp cho bạn giảm thiểu rủi ro và có các chiến lược phù hợp. 

Ví dụ: Bạn có 100 triệu, bạn muốn đầu tư sinh lời và đang có 3 phương án cho bạn lựa chọn: 

Phương án 1: Đầu tư chứng khoán với tỷ suất sinh lời dự kiến 15% - 20%/năm, Tuy nhiên, bạn cần phải có kiến thức nhất định về đầu tư và rủi ro của đầu tư chứng khoán cao.

Phương án 2: Gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 7% - 8%/năm với độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao và không cần tốn thời gian theo dõi 

Phương án 3: Đầu tư vào chứng chỉ quỹ với tỷ suất lợi nhuận là 8% - 10%/năm. Độ rủi ro trung bình, chỉ cần theo dõi kiểm tra định kỳ. 

Nếu bạn lựa chọn phương án 2 và 3 thì bạn sẽ đánh đổi lợi nhuận tiềm năng của đầu tư chứng khoán có thể lên tới 30%/năm nếu đầu tư đúng thời điểm thị trường tốt.

Nếu lựa chọn đầu tư chứng khoán đúng thời điểm thì tốt lợi nhuận cao. Nhưng nếu thị trường rủi ro thì bạn sẽ mất đi lãi suất ổn định khi gửi tiết kiệm ngân hàng hay chứng chỉ quỹ. Và đầu tư chứng khoán sẽ làm mất nhiều thời gian nghiên cứu, phân tích và theo dõi. 

Ứng dụng chi phí cơ hội trong các lựa chọn trong cuộc sống

Ứng dụng chi phí cơ hội không chỉ áp dụng cho kinh doanh, đầu tư mà còn áp dụng trong cuộc sống. Xung quanh trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều sự lựa chọn, khi bạn hiểu rõ và biết cách áp dụng chi phí cơ hội vào cuộc sống để đưa ra quyết định cho bạn ở thời điểm hiện tại và tương lai. 

Ví dụ: Bạn nhận được Thư mời là việc ở 2 công ty A và B, được cả 2 công ty nhận. Nếu bạn lựa chọn công ty A thì gần nhà tiết kiệm thời gian di chuyển nhưng lương chỉ 10 triệu. Còn lựa chọn công ty B thì xa nhà hơn nhưng mức lương cao hơn, 13 triệu. 

Chi phí cơ hội giúp bạn cân nhắc lợi ích và khó khăn trong các cơ hội, giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội tốt nhất đối với bản thân. 

Bạn muốn kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, xem ngay: 15 bài học kinh doanh "phải biết" cho người mới bắt đầu

So sánh chi phí cơ hội với các khái niệm khác

Chi phí cơ hội và chi phí chìm

Tiêu chí 

Chi phí cơ hội 

Chi phí chìm

Khái niệm 

Là lợi ích bị bỏ qua có được từ lựa chọn không được chọn. Chi phí này là chi phí nội bộ nghiêm ngặt được sử dụng để dự tính chiến lược, nó không bao tính trong lợi nhuận kế toán mà được loại trừ khỏi báo cáo tài chính bên ngoài.


Là những chi phí không thể tránh được bất kể phương án kinh doanh nào được nhà quản trị lựa chọn. 

Phân loại

Không phải là chi phí kế toán 

Là chi phí kế toán, tính được và ghi nhận vào sổ sách

Mức độ tác động đến việc đầu tư 

Được doanh nghiệp sử dụng xem xét cho đến khi đưa ra quyết định đầu tư

Dễ dàng bị loại bỏ trong quá trình xem xét quyết định đầu tư vì đây là chi phí trong quá khứ và không thể thu hồi

Cách thức đo lường

Được đo lường bằng khả năng tốt nhất đã bị loại bỏ

Được đo lường bởi mức chi phí đã chi trả trong lịch sử 

Ứng dụng

Được ứng dụng rộng rãi vào cả đầu tư và cuộc sống

Chi phí có thật nhưng không được tính đến mà được loại bỏ ra để tính hiệu quả của doanh nghiệp

Chi phí cơ hội và rủi ro

Rủi ro mô tả khả năng lợi nhuận thực tế và dự kiến của đầu tư là khác nhau và nhà đầu tư có thể mất một khoản hoặc mất toàn bộ tiền gốc. Còn chi phí cơ hội liên quan đến khả năng lợi tức của khoản đầu tư đã lựa chọn thấp hơn so với phương án đã loại bỏ. 

Sự khác biệt rõ rệt ở rủi ro là so sánh hiệu suất thực tế của khoản đầu tư với hiệu suất dự kiến. Trong khi đó chi phí cơ hội là so sánh hiệu suất thực tế của 1 khoản đầu tư với khoản đầu tư khác.

Đừng bỏ lỡ: 10 cuốn sách quản lý tài chính cá nhân nên đọc trước tuổi 30

Một số câu hỏi thường gặp

Chi phí cơ hội của việc học đại học?

Nếu tiếp tục học đại thì mất thời gian 2-5 năm, không kiếm ra tiền ngay, nhưng cơ hội việc làm, lương tốt hơn trong tương lai. 

Còn đi làm ngay sẽ kiếm được tiền nhưng khả năng tiếp cận với việc làm có thu nhập cao trong tương lai lại bị thu hẹp. 

 

 

Chi phí cơ hội của việc giữ tiền?

Chi phí cơ hội của việc giữ tiền được phản ánh trong lãi suất thị trường, là mức lãi suất mà lẽ ra đã có được nếu như tiền được đầu tư vào các tài sản sinh lãi thay vì được để giữ dưới dạng tiền mặt. 

Ví dụ: bạn có 100 triệu, bạn để nguyên trong tài khoản sẽ không sinh lời. Nhưng nếu bạn đem đi đầu tư chứng khoán thì lãi 12 triệu/năm.

Khi bạn đã hiểu rõ và nắm được quy luật tính toán của chi phí cơ hội sẽ giúp bạn có thêm thông tin để đưa ra quyết định lựa chọn tốt nhất. Cùng theo dõi AIA để biết thêm nhiều kiến thức về tài chính cho bạn nhé!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.