Rủi ro trong đầu tư chính là việc các yếu tố bất ngờ xảy ra gây ra thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.
Rủi ro trong đầu tư thường là yếu tố khách quan mà các nhà đầu tư không lường trước và không kiểm soát được.
Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính ngoài việc đem lại lợi nhuận cao thì nó cũng đi kèm theo những rủi ro mà các nhà đầu tư nào cũng cần phải nhận diện và đo lường trước. Các khoản đầu tư có lợi nhuận cao thường sẽ đi kèm mức độ rủi ro càng lớn. Vì vậy hiểu rõ rủi ro trong đầu tư là gì sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định và đánh giá đúng đắn nhất. Cùng AIA tìm hiểu kỹ về rủi ro trong bài viết dưới đây.
Rủi ro trong đầu tư chính là việc các yếu tố bất ngờ xảy ra gây ra thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.
Rủi ro trong đầu tư thường là yếu tố khách quan mà các nhà đầu tư không lường trước và không kiểm soát được.
Tuy rủi ro là thách thức nhưng nó cũng chính là cơ hội tích lũy kinh nghiệm cho các nhà đầu tư (NĐT). Và để việc rủi ro trong đầu tư không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tài chính thì bạn cần phải biết cách vượt qua chúng.
Rủi ro trong đầu tư theo lý thuyết tài chính được phân chia thành các loại rủi ro sau:
Rủi ro hệ thống hay còn gọi là rủi ro thị trường. Đây là loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường kinh tế một cách tổng thể hoặc đến một nhóm có tỷ lệ lớn trong tổng thị trường. Rủi ro này là rủi ro mất các khoản đầu tư bởi các yếu tố như rủi ro tài chính, kinh tế vĩ mô.
Các loại rủi ro hệ thống phổ biến khác như rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro quốc gia và chính trị xã hội.
Rủi ro này còn được gọi là rủi ro cụ thể hoặc đặc trưng. Đây là một loại rủi ro ảnh hưởng đến 1 ngành hoặc một công ty nào đó. Các rủi ro này có thể do thay đổi trong quản lý, thu hồi sản phẩm, thay đổi quy định có thể làm giảm doanh số bán hàng của công ty và một số đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường có khả năng lấy đi thị phần của công ty.
Để giảm thiểu rủi ro này các NĐT thường sử dụng đa dạng hóa danh mục đầu tư, đầu tư vào nhiều loại tài sản.
Rủi ro kinh doanh chính là đề cập đến khả năng tồn tại cơ bản của một doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh liên quan đến tất cả các chi phí khác mà một doanh nghiệp phải trang trải để duy trì hoạt động. Các chi phí này gồm tiền lương, chi phí sản xuất, tiền thuê cơ sở, văn phòng và chi phí quản lý.
Mức độ rủi ro kinh doanh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như giá vốn, tỷ suất lợi nhuận, cạnh tranh và mức độ nhu cầu tổng thể đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ.
Đây là rủi ro mà người đi vay không thể trả lãi hoặc gốc theo hợp đồng. Loại rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến các NĐT nắm giữ trái phiếu trong danh mục đầu tư của họ. Trong đó trái phiếu chính phủ có ít rủi ro vỡ nợ nhưng lợi nhuận thấp còn trái phiếu doanh nghiệp thì ngược lại. Do đó các NĐT có thể sử dụng các cơ quan xếp hạng trái phiếu như Standard and Poor’s để xác định đầu tư vào loại trái phiếu nào.
Rủi ro này đề cập đến rủi ro mà 1 quốc gia sẽ không thể thực hiện các cam kết tài chính của mình. Rủi ro quốc gia ảnh hưởng đến cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quyền chọn và hợp đồng tương lai được phát hành trong quốc gia. Loại này thường gặp nhất ở các quốc gia thâm hụt trầm trọng hoặc các thị trường mới nổi.
Nguy cơ ngoại hối hay còn được gọi là rủi ro tỷ giá hối đoái, được áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính bằng đơn vị tiền tệ khác với nội tệ của bạn khi đầu tư ra nước ngoài.
Ví dụ: bạn ở Việt Nam đầu tư tiền vào cổ phiếu Mỹ bằng đô la Mỹ, khi cổ phiếu tăng cao nhưng bạn cũng có thể lỗ nếu tiền đô la Mỹ bị giảm giá so với tiền Việt.
Rủi ro mà giá trị của một khoản đầu tư sẽ thay đổi do sự thay đổi của mức tuyệt đối lãi suất, chênh lệch giữa 2 tỷ lệ. Loại rủi ro này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của trái phiếu nhiều hơn so với cổ phiếu và rủi ro đáng kể đến với các trái chủ. Khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp tăng và ngược lại.
Là rủi ro mà lợi nhuận đầu tư có thể phải chịu do sự bất ổn chính trị hoặc quốc gia. Loại rủi ro này có thể do sự thay đổi trong chính phủ, cơ quan lập pháp, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại khác, kiểm soát quân sự.
Đây là rủi ro có khả năng xảy ra hoặc xác suất mà 1 trong những người tham gia vào không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Rủi ro này có thể tồn tại trong các giao dịch tín dụng, đầu tư và giao dịch nhất là đối với các giao dịch xảy ra trên thị trường phi tập trung (OTC).
Rủi ro này liên quan đến khả năng của NĐT trong giao dịch khoản đầu tư của họ thành tiền mặt. Các NĐT thường sẽ mua bảo hiểm cho các tài sản kém thanh khoản, bù đắp cho việc nắm giữ chứng khoán theo thời gian mà không dễ dàng thanh lý.
Việc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận là mong muốn có rủi ro thấp nhất có thể và lợi nhuận cao nhất có thể. Mức độ rủi ro thấp sẽ liên quan đến lợi nhuận tiềm năng thấp và mức độ rủi ro cao sẽ liên quan đến lợi nhuận cao. Do đó, các NĐT phải quyết định và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được mong muốn.
Tham khảo thêm: 7 hình thức LỪA ĐẢO đầu tư mà bạn cần biết để tránh
Để phòng tránh các rủi ro trong đầu tư thì các NĐT cần xây dựng chiến lược đầu tư vững chắc và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực:
- NĐT cần linh động trong việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư và không nên quá tập trung chú trọng vào 1 lĩnh vực nào đó.
- Học hỏi tích lũy kinh nghiệm từ lịch sử của thị trường: theo kinh nghiệm từ thế hệ đi trước thì biến động giá có thể xảy ra mỗi năm nhưng nó sẽ không lặp lại trong một khoảng thời gian dài. Từ đó có thể nhìn vào lịch sử thị trường để giúp các NĐT lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Để gặt hái được thành công thì các NĐT cần phải xác định thời gian đầu tư trước khi thực hiện bất kỳ một quyết định đầu tư nào bởi vì việc xác định thời gian đầu tư rõ ràng. Từ đó giúp các NĐT quyết định nên đầu tư vào đâu để phù hợp với mục tiêu của mình đề ra.
- NĐT cần có chuyên gia, luật sư giỏi trong lĩnh vực pháp luật kinh tế để giúp bạn quản lý được rủi ro tốt nhất.
Xem ngay: 10 bài học chứng khoán từ nhà đầu tư vĩ đại - Warren Buffett
Để tránh được các rủi ro trong đầu tư bạn có thể đầu tư vào các quỹ của Bước Đến Tương Lai của AIA. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn hiệu quả trong việc đầu tư vào thị trường.