Trong thực tế, có nhiều hình thức trục lợi Bảo hiểm khác nhau. AIA sẽ nêu ra cho bạn 5 hình thức phổ biến đã từng xảy ra nhiều trong thời gian vừa qua:
Vi phạm từ phía khách hàng:
- Làm giả hồ sơ: Đây là hình thức trục lợi Bảo hiểm thường gặp ở loại hình Bảo hiểm sức khoẻ. Khách hàng có thể làm giả hoặc chỉnh sửa các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc khám chữa bệnh, như phiếu thanh toán, biên lai, đơn thuốc, kết quả xét nghiệm… để nhận thêm các quyền lợi từ doanh nghiệp Bảo hiểm
- Không kê khai trung thực: Đây là hình thức trục lợi Bảo hiểm thường gặp ở loại hình Bảo hiểm Nhân thọ. Ví dụ, khách hàng có thể che giấu các bệnh lý của mình trong quá trình đăng mua Bảo hiểm với mục đích chiếm đoạt tiền bảo lãnh khi khám, điều trị bệnh đó
- Tạo hiện trường giả: Đây là hình thức trục lợi Bảo hiểm thường gặp ở loại hình Bảo hiểm Nhân thọ và Bảo hiểm tài sản. Khách hàng có thể tạo ra các hiện trường giả về một vụ mất cắp, tử vong, mất tích, hỏa hoạn hoặc hư hỏng tài sản để nhận quyền lợi từ doanh nghiệp Bảo hiểm.
Sai phạm từ phía tư vấn viên Bảo hiểm:
- Che giấu quyền lợi khách hàng: Ví dụ, quyền lợi khách hàng có 21 ngày để từ chối tham gia Bảo hiểm sau khi đã mua. Tuy nhiên, nhân viên tư vấn không nói cho khách hàng biết điều này để tránh mất tiền “hoa hồng”
- Khai khống hợp đồng Bảo hiểm: Đây là hình thức trục lợi Bảo hiểm để lấy “hoa hồng” từ những khách hàng không đủ điều kiện mua Bảo hiểm. Ví dụ, nhân viên Bảo hiểm biết rõ khách hàng không thể mua được Bảo hiểm (do đang mắc bệnh hiểm nghèo chẳng hạn), tuy nhiên vẫn cố tình “móc nối” với khách hàng để khai khống sao cho chốt được hợp đồng Bảo hiểm.