Bài viết

Cố chấp là gì? Phân biệt cố chấp và bảo thủ

10/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tinh thần

Cố chấp là gì? Nó có cùng nghĩa bảo thủ không? Thoạt nhìn thì có vẻ giống nhau, nhưng thực tế thì không hẳn đâu nhé!

Cùng AIA tìm hiểu ngay sau đây!

 

 

Cố chấp là gì?

Cố chấp được hiểu là: "Cứ một mực giữ nguyên ý kiến theo những quan niệm cứng nhắc sẵn có" hoặc "Để ý đến những sơ suất của người khác đến mức có định kiến" - trích theo Từ Điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học.

Do đó, hành động cố chấp thường được mọi người nhìn nhận với thái độ không mấy tích cực, thậm chí gây bất bình cho những người xung quanh. Tuy đây là một tính xấu, nhưng hầu hết mọi người, ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần, dù là vô ý hay cố ý.

Xét về mặt tâm lý, hành động cố chấp là một trong những biểu hiện rõ nét của sự ích kỷ, độc đoán và gia trưởng:

  • Trong môi trường tập thể, người cố chấp sẽ thường bị số đông xa lánh. 

  • Nếu người lãnh đạo cố chấp, những nhân viên dưới quyền thường không phục và sẽ bị chỉ trích là độc đoán, chuyên quyền.

  • Trong mối quan hệ gia đình, cố chấp là biểu hiện của sự gia trưởng.

7 biểu hiện “nhận diện” của người cố chấp

Những người cố chấp thông thường sẽ có 7 biểu hiện sau đây:

  • Không chịu lắng nghe, phản đối với thái độ cực đoan ngay cả khi đối phương phân tích, giải thích vấn đề với thái độ tích cực.

  • Tính cách nhạy cảm, dễ cáu giận. Những người này thường tự ái, tủi thân mỗi khi ý kiến bản thân không được ai đồng ý.

  • Không bao giờ nhận sai, ngại nói lời xin lỗi.

  • Tư tưởng chính kiến một cách quá đà: Áp dụng máy móc cụm từ chính kiến, cho rằng không có "ính kiến" sẽ thành người "ba phải". Từ đó, người cố chấp sẽ "chính kiến" bất kể đúng sai.

  • Mù quáng: Hay gặp nhất trong tình yêu hoặc tình cảm gia đình. Người cố chấp luôn tin, bảo vệ người yêu thương bất kể đúng sai. Họ thường để "tình cảm lấn át lý trí", dẫn đến tự lừa dối bản thân để biến mình thành người cố chấp.

  • Những người có tính "sĩ diện" cao: Có thể họ biết mình sai, nhưng tính sợ quê, sợ xấu hổ nhất nên "sống chết" bảo vệ ý kiến bản thân. Điều này dẫn đến cãi cùn, cãi bất chấp lý lẽ.

  • Thường có định kiến quá mức và tiêu cực. Ví dụ: Hành động kỳ thị người HIV bằng cách tránh xa, không dám lại gần vì sợ "lây". 

Bảo thủ là gì?

 

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, bảo thủ có nghĩa là: "Duy trì cái cũ sẵn có, không chịu thay đổi, không chịu đổi mới".

Xem thêm: Cải thiện khả năng thích ứng tại nơi làm việc

Do vậy, những người bảo thủ thường tỏ ra e dè trước những cái mới. Họ ưa chuộng những thứ quen thuộc, đã và đang hoạt động tốt hơn là những điều mới - điều mà theo họ, là những thứ chưa có nhiều kiểm chứng.

Tuy nhiên, khác với cố chấp chỉ mang tính tiêu cực, bảo thủ vẫn có những khía cạnh tốt trong đời sống. Có thể đến:

• Giữ gìn Văn hóa, nghệ thuật cổ điển: Chèo, tuồng, cải lương...

• Bảo tồn những công trình văn hóa từ lâu đời.

• Duy trì phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

• Phát triển tôn giáo

.....

4 biểu hiện thường thấy ở người bảo thủ

Cách để nhận diện một người đang bảo thủ không khó, có thể dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện sau:

- Thường xuyên hoài nghi, tránh né với những lối sống, cách làm mới mẻ.

Phản đối lối sống thoáng, hiện đại như: đi bar, mặc đồ hở (ở nữ), hẹn hò qua mạng, đi chơi qua đêm, tình dục trước hôn nhân,...

- Tư tưởng phong kiến như : trọng nam khinh nữ, phải đẻ con trai,...

- Mê tín nên thường xuyên mang tâm lý sợ xui kiêng kỵ khắt khe, khiến cuộc sống bản thân kham khổ, bất tiện

 

Trên đây, AIA đã giúp bạn giải nghĩa: “Cố chấp là gì?” và phân biệt với “Bảo thủ” - hai từ đang bị nhiều người nhầm lẫn với nhau. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thể áp dụng chúng đúng hơn trong quá trình giao tiếp, viết lách hằng ngày nhé!

 

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.