Bài viết

5 Cách vượt qua hiệu ứng Dunning-Kruger để đưa quyết định tốt hơn

31/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Trong những kì thi chuyển cấp, chắc hẳn không hiếm cảnh tượng mà những học sinh học giỏi trong lớp vì quá tự tin vào bản thân mà quên mất các “đối thủ” khác, dẫn tới việc không trúng tuyển bất cứ nguyện vọng nào. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, một trong số đó là không tự đánh giá năng lực một cách chính xác, và trong tâm lý học gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger

Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì?

Hiệu ứng Dunning-Kruger được mô tả các cấp độ dựa trên mức độ tự tin và khả năng

Hiệu ứng Dunning-Kruger là một hiện tượng tâm lý mô tả sự đánh giá sai lệch của cá nhân về khả năng của chính mình trong một lĩnh vực nào đó. Hiệu ứng này được đặt tên theo hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, người đã nghiên cứu và công bố về hiện tượng này vào năm 1999. Hiệu ứng Dunning-Kruger được mô tả như sau: người có trình độ hoặc năng lực không cao trong một lĩnh vực nào đó có xu hướng đánh giá khả năng của mình cao hơn thực tế. [1]

Nguyên nhân của hiệu ứng Dunning-Kruger có thể đến từ việc thiếu kiến thức và kỹ năng tự đánh giá bản thân. Những người có ít kinh nghiệm hoặc không có đủ năng lực trong một lĩnh vực có thể không nhận ra họ thiếu những kiến thức hay kỹ năng cần thiết để đánh giá đúng khả năng của mình.

Theo đó, họ có xu hướng tự đánh giá quá cao về bản thân, dẫn đến sự tự mãn và không có động lực để học hỏi và cải thiện. Một ví dụ điển hình về hiệu ứng Dunning-Kruger là một vận động viên cờ vua không chuyên đánh giá quá cao kỹ năng của họ trong giải đấu cờ vua sắp tới so với những đối thủ có năng lực. [2]

Tác động của hiệu ứng Dunning-Kruger

Tác động của hiệu ứng Dunning-Kruger có thể thấy trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm suy nghĩ, hành vi và quyết định của mỗi người. Dưới đây là những ảnh hưởng của hiệu ứng Dunning-Kruger:

1. Ảnh hưởng đến suy nghĩ

Hiệu ứng Dunning-Kruger có thể ảnh hưởng đến cách mà con người suy nghĩ và đánh giá thông tin. Những người bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này có sự tự tin tưởng quá cao vào khả năng của mình so với kết quả thực tế, dẫn đến việc suy luận sai lầm và kết luận không chính xác cho nhiều vấn đề. Họ có thể không nhận ra sự phức tạp của một vấn đề, dẫn đến đưa ra những quyết định hoặc đánh giá chủ quan không xác thực. [3]

2. Ảnh hưởng đến hành vi

Hiệu ứng Dunning-Kruger cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân. Bằng chứng ở việc họ thường có xu hướng tự tin quá mức về khả năng của mình và không muốn cân nhắc hoặc nghe những ý kiến đánh giá từ người khác. Điều này có thể dẫn đến việc họ tự đặt bản thân vào những tình huống bắt buộc phải bảo vệ luận điểm của mình, từ đó sinh ra những hành động hoặc thái độ tiêu cực như nỏng nảy, mất kiểm soát... Vì sự không bình tĩnh này, lý trí của người đó có xu hướng bị mù mờ do cảm xúc lấn át và có thể khiến các vấn đề không được đưa ra quyết định sáng suốt, để hậu quả không mong muốn. [3]

3. Ảnh hưởng đến quyết định

Hiệu ứng Dunning-Kruger cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của một người. Chính vì cái tôi quá cao, bất cẩn trong việc xem xét các khía cạnh khác nhau của vấn đề một cách khách quan, cũng như dựa vào niềm tin cao vào khả năng của bản thân, cho nên có thể dẫn đến các quyết định không đúng đắn. [3]

Hiệu ứng Dunning-Kruger có thể gây những tác động nguy hiểm đến suy nghĩ, hành vi và quyết định của một người. Nó có thể dẫn đến sự tự tin quá mức trong khả năng của mình mà không có nền tảng thực tế, dẫn đến đánh giá không chính xác và suy luận sai lầm. Đồng thời, nó cũng có thể làm giảm khả năng xem xét các lựa chọn khác nhau một cách khách quan và đưa ra quyết định không đúng đắn. Từ đó dẫn đến hệ quả không mong muốn trong công việc, học tập, quan hệ cá nhân và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.[3]

5 cách khắc phục hiệu ứng Dunning-Kruger

Học hỏi không ngừng là cách khắc phục hiệu ứng Dunning-Kruger

1. Học hỏi không ngừng

Hãy luôn tìm kiếm cơ hội để học hỏi và nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Càng hiểu rõ hơn về giới hạn của kiến thức và kỹ năng của mình, bạn sẽ càng tránh được những suy luận sai lầm và tự tin quá mức.[1]

2. Hỏi người khác đánh giá bạn như thế nào

Đôi khi hãy hỏi bạn bè/người thân về đánh giá khách quan của họ với năng lực, kiến thức và kỹ năng của bạn. Khi nhận được phản hồi chân thành sẽ giúp bạn có một cái nhìn khách quan hơn về khả năng thực sự của mình.[1]

3. Suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra kết luận

Hãy tránh việc đưa ra kết luận vội vàng dựa trên trải nghiệm chủ quan của mình. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu, xem xét các thông tin, hoàn cảnh và quan điểm khác nhau trước khi đưa ra quyết định hay đánh giá về một vấn đề, luôn đảm bảo rằng hãy nhìn vấn đề một cách khách quan chứ không phải chủ quan.[1]

4. Hỏi những gì bạn biết

Thay vì tự cho là bạn đã biết đủ, hãy luôn đặt câu hỏi và kiểm tra lại kiến thức của mình. Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng có những khía cạnh mà bạn chưa biết và cần cải thiện.[1]

5. Lắng nghe góp ý từ người khác

Chấp nhận và lắng nghe góp ý, phản hồi từ người khác một cách mở lòng. Đừng bảo vệ bản thân quá mức mà hãy xem đó là cơ hội để hoàn thiện bản thân và tránh sai lầm do Hiệu ứng Dunning-Kruger gây ra. [1]

Lời kết

Việc khắc phục hiệu ứng Dunning-Kruger đòi hỏi sự tự nhìn nhận chân thật về bản thân và mong muốn liên tục hoàn thiện. Bằng cách áp dụng các cách trên, AIA mong rằng bạn có thể hiểu được thêm về hội chứng Dunning-Kruger và biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục để bản thân được phát triển hơn từng ngày.

Ref:

[1], [Robert D McIntosh, Elizabeth A Fowler, Tianjiao Lyu, Sergio Della Sala], “[Wise up: Clarifying the role of metacognition in the Dunning-Kruger effect]”, [2019]

[2] Divya Jacob, Pharm. D., What Is an Example of the Dunning-Kruger Effect?, 2021

[3] Duignan, Brian. "Dunning-Kruger effect", Encyclopedia Britannica,2023.

 

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ