Bài viết

Bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau lành, hạn chế để sẹo

13/12/2024 dot 7 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Khi bị bỏng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm thiểu các biến chứng. Nhiều người khi bị bỏng không quá chú trọng vào chế độ ăn nên vết thương chậm lành, thậm chí là để lại sẹo. Vậy người bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì? Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau. 

1. Vai trò của chế độ ăn khi bị bỏng

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong phục hồi cơ thể và tổn thương da sau bỏng. Khi cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bị bỏng, khả năng tái tạo mô và sức đề kháng sẽ được cải thiện, bù đắp cho trạng thái dị hóa cao trong cơ chế bệnh sinh của bỏng.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Khi cơ thể tổn thương, hệ miễn dịch cần hoạt động tích cực để chống nhiễm trùng. Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất hỗ trợ hiệu quả cho hệ miễn dịch.

  • Thúc đẩy tái tạo mô: Protein và dưỡng chất thiết yếu từ thực phẩm giúp sản xuất tế bào mới, thay thế tế bào bị tổn thương, là yếu tố cần thiết trong quá trình làm lành vết thương.

  • Giảm viêm nhiễm: Một số thực phẩm có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng tấy và đau đớn, từ đó thúc đẩy vết thương mau lành hơn. 

  • Cung cấp năng lượng: Ở vùng da bị bỏng, cơ thể xảy ra tình trạng tăng chuyển hóa và mất dịch, dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng cao hơn để hồi phục. Người bị bỏng cần tăng lượng protein, năng lượng và dinh dưỡng khác. Đặc biệt, tổn thương nghiêm trọng làm tăng mức độ chuyển hóa, đôi khi gấp đôi so với người bình thường, và tình trạng này có thể kéo dài cả năm.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong phục hồi cơ thể và tổn thương da sau bỏng

2. Thực phẩm cần kiêng khi bị bỏng

Người bị bỏng kiêng ăn gì? Để giúp quá trình phục hồi vết bỏng diễn ra suôn sẻ hơn, người bị bỏng nên tránh ăn các loại thực phẩm dưới đây. 

2.1 Đồ cay nóng

Người bị bỏng kiêng ăn gì? Một trong những loại thực phẩm người bị bỏng không nên ăn chính là đồ cay nóng. Các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng, tỏi có thể gây kích ứng và tăng cảm giác đau rát ở vùng da bỏng. Ngoài ra, chúng còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây cản trở quá trình lành vết thương.

Người bị bỏng không nên ăn đồ cay nóng

2.2 Đồ nhiều đường và chất béo

Đường có thể giảm khả năng chống viêm và làm chậm quá trình hồi phục vết thương, nên thực phẩm giàu đường như kẹo, bánh ngọt, và nước ngọt cần được hạn chế.

Chất béo bão hòa trong sữa, thịt đỏ, và đồ chiên rán dễ gây viêm và làm vết thương lâu lành. Người bị bỏng nên chuyển sang thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu ô liu, quả bơ, và các loại hạt. Vì thế, bên cạnh đồ ăn cay nóng, người bị bỏng cần kiêng đồ nhiều đường và chất béo

2.3 Đồ nếp và các món từ gạo nếp

Bị bỏng kiêng ăn gì? Một trong những thực phẩm cần tránh là đồ nếp và các món làm từ gạo nếp như bánh chưng, xôi, bánh khúc,.... Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ấm, làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến vết thương khó lành hơn. Ăn đồ nếp còn có thể gây tiết mủ, tăng nguy cơ viêm nhiễm và dẫn đến hình thành sẹo, làm da trở nên sần sùi và mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

 

Người bị bỏng ăn đồ nếp sẽ làm tăng khả năng bị sẹo

2.4 Thịt gà và thịt bò

Thịt gà là nguồn dinh dưỡng phong phú, nhưng khi bị bỏng, bạn cần tránh ăn thịt gà. Theo Đông y, thịt gà có tính nhiệt, có thể gây sưng phù và viêm mủ tại vết bỏng, làm tổn thương nặng và tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi. Ngoài ra, ăn thịt gà còn gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu tại vết thương.

Một loại thịt khác mà bạn cũng cần tránh khi bị bỏng chính là thịt bò. Ăn thịt bò khi vết bỏng đang lành có thể làm tăng sản xuất sắc tố melanin, khiến da bị sẫm màu và dễ hình thành sẹo thâm. 

3. Những thực phẩm nên ăn để hỗ trợ hồi phục 

Phần trên ta đã cùng tìm hiểu người bị bỏng kiêng ăn gì vậy những thực phẩm mà người bị bỏng nên ăn là gì? Dưới đây là 3 loại thực phẩm giúp hỗ trợ hồi phục vết bỏng hiệu quả. 

3.1 Thực phẩm giàu Protein

Protein rất quan trọng cho quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương. Thiếu protein trong chế độ ăn uống có thể làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ hình thành sẹo. Ngoài protein động vật, người bị bỏng có thể bổ sung protein từ thực vật như đậu tương và các loại hạt.

Protein thực vật rất tốt cho người bị bỏng

3.2 Trái cây và rau củ giàu Vitamin C

Đối với quá trình tổng hợp collagen, vitamin C có vai trò rất quan trọng. Vitamin C sẽ giúp vết thương không bị sẹo xấu. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống oxy hóa và hỗ trợ sản sinh bạch cầu, giúp chống lại vi khuẩn. Vitamin C có nhiều trong trái cây như ổi, cam, quýt, khoai lang, khoai tây và rau xanh. 

3.3 Thực phẩm giàu Omega-3 

Người bị bỏng nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 vì chúng có tính chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm sưng, viêm tại vết bỏng và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Omega-3 cũng thúc đẩy sản xuất collagen, cần thiết cho việc tái tạo mô và giảm nguy cơ hình thành sẹo. Các nguồn thực phẩm giàu omega-3 có thể kể đến như cá hồi, hạt chia, hạt lanh và các loại quả hạch.

Các loại thực phẩm giàu omega-3 tốt cho người bị bỏng

4. Những lưu ý giúp nhanh lành vết bỏng và hạn chế sẹo

Ngoài việc chú ý xem bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bị bỏng cần lưu ý một số điều sau để vết thương mau lành, hạn chế sẹo:

  • Nước cần thiết để duy trì độ ẩm và hỗ trợ trao đổi chất. Người bị bỏng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đẩy nhanh đào thải độc tố, giảm khô rát vết thương và hỗ trợ phục hồi.

  • Nghỉ ngơi kết hợp ngủ đủ giấc để hỗ trợ quá trình phục hồi của da. 

  • Nếu vết bỏng ngày càng nặng và có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh làm vết bỏng nghiêm trọng thêm. 

Hy vọng thông tin trên từ AIA Việt Nam đã giúp bạn biết người bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì. Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần chăm sóc vết thương đúng cách và đi khám bác sĩ định kỳ theo chỉ định.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ