Bài viết

5 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết hiệu quả

25/08/2024 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả đồng thời tiết kiệm và tích lũy được tài sản cho tương lai. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả. AIA Việt Nam sẽ giúp bạn thông qua bài viết dưới đây. 

1. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là lập một bảng kế hoạch sử dụng dòng tiền của một cá nhân. Trong bảng kế hoạch này, bạn sẽ nắm được tình hình thu nhập, chi tiêu, tích lũy hay đầu tư của bản thân, từ đó phân bổ hợp lý dòng tiền để đạt được các mục tiếp theo.

2. Tại sao bạn nên lập kế hoạch tài chính cá nhân từ sớm?

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân từ sớm mang đến cho bạn những lợi ích “vàng”:

  • Giúp nắm rõ dòng tiền đi đâu, về đâu từ đó quản lý được thu chi, tiết kiệm, đầu tư, nợ, không cần lo lắng thiếu hụt trước sau. 

  • Hình thành thói quen quản lý tiền bạc, thời gian để đạt được những mục tiêu như kết hôn, mua nhà, du lịch, kinh doanh,....

  • Chủ động ứng phó với mọi biến cố, rủi ro bất ngờ ập đến, không cần phụ thuộc vào bất kỳ ai

  • Không còn áp lực về tiền bạc, có nhiều thời gian để làm việc và hưởng thụ cuộc sống

  • Khi về già sẽ an nhàn, độc lập, không cần phụ thuộc vào con cháu 

3. 5 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân trọn vẹn

Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân trọn vẹn, chi tiết và hiệu quả, bạn hãy làm theo 5 bước dưới đây. 

3.1 Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại

Muốn lập kế hoạch tài chính cá nhân, trước tiên bạn cần đánh giá được tình hình tài chính cá nhân của mình hiện tại như thế nào. Các khoản thu nhập, khoản đầu tư hoặc khoản vay trong 1 tháng. Thống kê càng chi tiết, càng rõ ràng, bảng kế hoạch tài chính cá nhân sẽ càng hiệu quả.

3.2 Bước 2: Xác định mục tiêu tài chính

Khi đã lập được kế hoạch tài chính cá nhân, bạn đã có thể ước tính được số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được hàng tháng. Từ đó bạn có thể đặt ra cho mình những mục tiêu tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn mới để cố gắng duy trì kế hoạch nhằm đạt được chúng.

Xem thêm: Phân biệt "mục tiêu" và mục đích" để lập kế hoạch thành công

3.3 Bước 3: Tạo ngân sách chi tiết

Để lập được ngân sách chi tiết, trước tiên bạn cần chia các khoản chi tiêu của mình thành 3 nhóm: nhóm chi phí cố định hằng tháng (tiền phòng, ăn uống, điện nước, gas, wifi,...), tiền tiết kiệm - đầu tư và tiền tự do chi tiêu cho các hoạt động giải trí.

Sau đó bạn lên một bảng chi tiết các hạng mục chi tiêu, từ đó xem xét có những khoản chi tiêu nào không cần thiết có thể lược bỏ để tăng số tiền tiết kiệm lên. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng phương pháp 50/20/30 hoặc quy tắc 6 lọ tài chính để lập ngân sách. 

3.4 Bước 4: Xây dựng chiến lược tiết kiệm và đầu tư

Mức tiết kiệm hàng tháng nên rơi vào khoảng 20% thu nhập. Với những người có thu nhập cao hơn thì con số này có thể cao hơn. Đây là một khoảng dự phòng cho các trường hợp rủi ro như thất nghiệp, dịch bệnh, ốm đau,... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng tiền để đầu tư, số tiền đầu tư nên chiếm khoảng 5 - 10% số tiền dự trữ.

3.5 Bước 5: Tuân thủ thực hiện, theo dõi và điều chỉnh kế hoạch

Sau khi đã lập được kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết, bạn cần tuân thủ chính xác những gì kế hoạch đã đề ra. Nếu bạn bỏ giở giữa chừng thì bạn sẽ không đạt được những mục tiêu đề ra, không có cơ hội đạt đến sự tự do tài chính. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp. 

4. Những điều cần lưu ý giúp lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

AIA vừa hướng dẫn bạn 5 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân, dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ trong quá trình lập kế hoạch. 

4.1 Hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại

Muốn lập được kế hoạch tài chính cá nhân, bạn cần nắm rõ được tình hình tài chính của bản thân. Bạn có nguồn thu từ đâu (lương hàng tháng, thu nhập từ đầu tư, hay những nguồn thu nhập khác) hay bạn cần chi tiêu những gì hàng tháng (tiền thuê nhà, tiền điện, nước, ăn uống, mua sắm,...)

4.2 Đặt mục tiêu thực tế

Sau khi đã nắm bắt được tình hình tài chính của mình, bước tiếp theo là đặt ra mục tiêu tài chính. Những mục tiêu này cần phải thực tế và có thể đo lường được. Bạn có thể chia chúng thành mục tiêu ngắn hạn (một chuyến du lịch), trung hạn (mua ô tô) và dài hạn (mua nhà, chuẩn bị nghỉ hưu,...).

Xem thêm: Mục tiêu dài hạn là gì? 5 bước thiết lập mục tiêu dài hạn hoàn hảo

4.3 Tạo ngân sách chi tiết 

Tạo ngân sách chi tiết là cách tốt nhất để quản lý chi tiêu và giúp bạn tuân theo được kế hoạch tài chính. Hãy tạo thói quen chỉ nên mua những vật dụng cần thiết, không nên mua quá nhiều vì chúng đang giảm giá hoặc thấy thích là mua. 

4.4 Ưu tiên tiết kiệm

Tiết kiệm là một trong những mục tiêu chính của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Ưu tiên việc tiết kiệm giúp bạn đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đồng thời phòng trừ được những trường hợp khẩn cấp. 

4.5 Quản lý nợ hiệu quả

Nếu bạn có nợ, một trong những khoản chi tiêu hàng tháng cần thanh toán chính là nợ. Để có thể lập được một kế hoạch tài chính cá nhân lâu dài, bạn cần liệt kê các khoản nợ, bao gồm số tiền gốc, lãi suất và kỳ hạn thanh toán sau đó tính toán và tìm phương án trả nợ thích hợp. 

Bạn có thể trả các khoản nợ có lãi suất cao trước hoặc tập trung vào khoản nợ nhỏ trước (snowball method) nhằm giảm bớt áp lực tài chính và chuẩn bị cho tương lai tốt hơn.

4.6 Đa dạng hóa đầu tư

Đầu tư giúp bạn tăng nguồn thu nhập của mình. Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn có thể đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, quỹ tương hỗ,...

Xem thêm: Bảo Hiểm Bảo Vệ Cuộc Sống & Đầu Tư

4.7 Cập nhật kiến thức tài chính

Hiểu biết về tài chính sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chính xác, chi tiết. Bạn có thể cập nhật kiến thức thông qua báo đài, các bài tin tức, blog, các khóa học,...Có được kiến thức tài chính vững chắc sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính tốt hơn.

4.8 Linh hoạt và điều chỉnh

Bạn cũng có thể linh hoạt thay đổi các khoản chi tiêu tùy thuộc vào tình hình tài chính của gia đình hoặc nhu cầu của bản thân. Đừng quá cứng nhắc hoặc bỏ hết các nhu cầu giải trí hay mua sắm sẽ khiến bạn dễ nản lòng với chính kế hoạch của mình.

4.9 Tìm kiếm tư vấn chuyên nghiệp

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc lập kế hoạch tài chính cho bản thân, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia tài chính. Họ có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích và giúp bạn xây dựng một kế hoạch tài chính phù hợp với hoàn cảnh.

Xem thêm: Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Lợi ích có thể bạn chưa biết

4.10 Kiên nhẫn và kỷ luật

Việc đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý tài chính sẽ có tác động rất lớn đối với kết quả bạn nhận được. Mọi tính toán đề ra giúp bạn xây dựng một kế hoạch hoàn hảo cũng chỉ là lý thuyết. Điều quan trọng nhất, bạn cần kiên trì thực hiện đúng kế hoạch. 

4.11 Cân bằng giữa hiện tại và tương lai

Việc chỉ tập trung vào chi tiêu hiện tại có thể dẫn đến khó khăn trong việc tích lũy tài sản và chuẩn bị cho các mục tiêu dài hạn. Ngược lại, nếu chỉ chú trọng vào tiết kiệm cho tương lai, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội tận hưởng cuộc sống. Do đó, một kế hoạch tài chính cá nhân cần cân bằng được chi tiêu hiện tại và đầu tư cho tương lai. 

Hy vọng thông qua những thông tin mà AIA Việt Nam chia sẻ, bạn đọc đã hiểu lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì và làm sao để lập được kế hoạch tài chính cá nhân. Nếu bạn cần chuyên gia tư vấn cách lập kế hoạch tài chính cá nhân, liên hệ AIA Việt Nam để được tư vấn trực tiếp. 

 

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.vpbank.com.vn/bi-kip-va-chia-se/corporate-story-and-tips/corporate-sat-category/lap-bang-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan
2. https://www.principal.com/individuals/build-your-knowledge/step-step-guide-build-personal-financial-plan
3. https://www.vib.com.vn/vn/cam-nang/ngan-hang-so/tien-ich-va-trai-nghiem/bao-ve-tai-chinh
4. https://www.homecredit.vn/blog/6-buoc-lap-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.