Bài viết

Uỷ thác đầu tư là gì? 3 lưu ý cần tránh khi uỷ thác đầu tư

26/07/2023 dot 3 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Ủy thác đầu tư được sử dụng phổ biến trong thị trường chứng khoán. Nhìn chung đây là một hình thức đầu tư mà bên uỷ thác sẽ giao tiền, tài sản,... cho bên nhận uỷ thác để tiến hành đầu tư sinh lợi. Vậy có bao nhiêu hình thức và quy định về uỷ thác đầu tư? Mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Uỷ thác đầu tư là gì?

Trước hết, để phân tích uỷ thác đầu tư là gì bạn cần hiểu uỷ thác là việc giao quyền hạn của bạn cho người khác để họ làm thay bạn. Tương tư vậy việc bạn tiến hành uỷ thác một số vốn nhất định cho ngân hàng hay các công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,... để tiến hành đầu tư nhằm sinh lợi được gọi là uỷ thác đầu tư.

Các hình thức ủy thác đầu tư hiện nay

Việc uỷ thác đầu tư được chia thành 3 hình thức riêng biệt. Dựa vào mức độ rủi ro có thể xảy ra hoặc nghĩa vụ và quyền của các bên liên quan rồi sẽ chia thành các nhóm như sau:

- Nhận uỷ thác có chia sẻ rủi ro cao: Theo đó bên nhận uỷ thác sẽ có trách nhiệm chia sẻ rủi ro với khách hàng khi việc đầu tư phát sinh sự cố không như ý. Tuy nhiên, hình thức này chỉ xảy ra khi bạn đầu tư vào những dự án, danh mục có khả năng thu lợi nhuận lớn hưng đi kèm với tính rủi ro cao.

- Nhận uỷ thác không chia sẻ rủi ro: đây đơn như việc bạn uỷ quyền đầu tư, lời ăn - lỗ chịu.

Nhận uỷ thác với lợi tức cố định:

Đây là phương pháp uỷ thác đầu tư có tính an toàn cao dành cho những ai không muốn mạo hiểm quá nhiều. Theo đó bạn có thể chọn lựa các quỹ đầu tư như đầu tư chứng chỉ quỹ hoặc các sản phẩm có tính biến động nhỏ, ít rủi ro.

Ưu, nhược điểm của uỷ thác đầu

Bất cứ hình thức đầu tư nào hay hoạt động kinh doanh nào đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Việc uỷ thác đầu tư hoàn toàn thích hợp cho những cá nhân có tiền hay tài sản lớn nhưng không biết cách để đầu tư sinh lợi. Ngoài ra hình thức này còn có những ưu điểm như:

- Tối ưu hoá rủi ro cho đầu tư khi nhà uỷ quyền chưa thật sự hiểu rõ kiến thức đầu tư

- Có khả năng sinh lợi cao hơn so với việc mua hàng tích trữ hay gửi lãi suất ngân hàng

- Tối ưu hoá khả năng sử dụng vốn cá nhân hay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuy nhiên không phải lúc nào việc tiến uỷ thác đầu tư cũng đem lại những hiệu quả nhất định cho nhà đầu tư. Bạn nên lựa chọn những công ty quản lý giàu kinh nghiệm để hạn chế tối đa việc không thu hồi vốn đầu tư. Ngoài ra uỷ thác đầu tư không thích hợp cho các hoạt động đầu tư ngắn hạn do vậy bạn nên tính toán trước dòng tiền phòng trừ trường hợp không thiếu hụt tiền khi cần thiết.

Rủi ro khi uỷ thác đầu tư

Không phải lúc nào việc đầu tư cũng thu về lợi nhuận hay lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng không hề kém cạnh. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể tiến hành nhận uỷ thác đầu tư, theo quy định [1] hiện nay các chủ thể được uỷ thác đầu tư bao gồm:

- Ngân hàng thương mại

- Công ty tài chính

- Công ty cho thuê tài chính

- Công ty chứng khoán

- Các quỹ đầu tư

- Công ty đầu tư chứng khoán

- Công ty quản lý quỹ

Rủi ro từ việc bên uỷ thác không kiểm soát được nguồn vốn đầu tư

Việc uỷ thác đầu tư bắt nguồn từ việc nhà uỷ thác có lòng tin và niềm tin vào khả năng quản lý, kinh doanh và phát triển nguồn vốn của đơn vị được uỷ thác (đảm bảo các yêu cầu pháp lý kèm theo). Tuy nhiên không tránh những trường hợp đơn vị được uỷ thác quản lý không hiệu quả nguồn vốn như mong đợi khiến dòng tiền đầu tư của bạn bị tổn thất.

Rủi ro về pháp lý

Một trong những điểm quan trọng nhất của việc uỷ thác đầu tư chính là rủi ro pháp lý. Việc không minh bạch trong chính sách đầu tư hay có quá nhiều điều khoản, quy định rườm rà nhưng không chặt chẽ cũng chính là những lỗ hổng đánh lừa nhà uỷ quyền. Để tối đa hoá an toàn, giảm thiểu rủi ro bạn nên lựa chọn những cơ quan hay quỹ đầu tư có thẩm quyền, uy tín và hay nhờ các bên liên quan có thẩm quyền giám định khi cần thiết.

Rủi ro lừa đảo, lạm dụng, chiếm đoạt nguồn vốn

Một trong những rủi ro đáng quan ngại nhất hiện nay chính là việc nhiều nhà uỷ quyền bị lừa đảo hay chiếm đoạt sử dụng nguồn vốn. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể nào cho hoạt động “ uỷ thác đầu tư” hay bên uỷ thác gặp nhiều bất lợi khi có sự cố phát sinh.

3 lưu ý cần nhớ tránh rủi ro khi uỷ thác đầu tư

Bên cạnh những ưu điểm về mặt kinh tế thì việc uỷ thác đầu tư vẫn còn chứa nhiều khía cạnh chưa thật sự an toàn. Sau đây là một số lưu ý bạn cần tránh khi tiến hàng uỷ thác:

Lựa chọn các đơn vị uy tín, được cấp phép để uỷ thác đầu tư

Điểm lưu ý đầu tiên dành cho các nhà đầu tư mới chính là chọn lựa đơn vị uy tín, có giấy phép kinh doanh đầy đủ hay hạng mục đầu tư rõ ràng để uỷ thác. Phải thường xuyên cập nhật hay phân tích báo cáo kinh doanh để biết được nguồn vốn của mình có đang được sử dụng hiệu quả hay đúng với thỏa thuận ban đầu hay không.

Xem xét kỹ các hợp đồng uỷ thác trước khi tham gia

Cần xem xét kỹ các hợp đồng trước khi tham gia uy thác. Theo đó, những danh mục kinh doanh dài hạn sẽ có tính an toàn hơn, ngược lại các dự án ngắn hạn sẽ khó lòng kiểm những rủi ro phát sinh trong quá trình đầu tư.

Không nên ủy thác đầu tư cho nhiều lĩnh vực trong cùng một thời điểm

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh chính là “ không bỏ trứng vào một rổ". Tương tự vậy không nên uỷ thác quá nhiều vốn cho cùng một lĩnh vực, bạn nên phân bổ tỷ lệ vốn đầu tư thành từng khoản nhỏ để hạn chế tối những tổn thất không đáng có.

Uỷ thác đầu tư có thể là khái niệm còn khá mới tại Việt Nam, tuy nhiên đây là một trong những hình thức đầu tư khá an toàn nếu như bạn chọn lựa hình thức đầu tư thích hợp. Hy vọng những nội dung trên đã góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn về đầu tư tài chính.

Tài liệu tham khảo:

[1] Thông tu 30/2014/TT-NHNN

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ