Bài viết

Dấu hiệu suy nhược cơ thể: Nguyên nhân và cách phòng tránh

21/04/2023 dot 8 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Dấu hiệu suy nhược cơ thể tuy không được coi là bệnh, nhưng đây có thể là một cảnh báo giúp bạn nhận biết sớm những bất ổn trong sức khỏe.

Trong bài viết này, AIA sẽ giúp bạn biết được:

  • Những dấu hiệu suy nhược thường gặp

  • Các nguyên nhân chính gây suy nhược cơ thể

  • Điều trị và phòng tránh suy nhược như thế nào?

Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là tình trạng mà cơ thể bị yếu đi, cảm giác thiếu năng lượng và không có khả năng hoạt động bình thường như trước. Suy nhược có thể ảnh hưởng đến từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.

Suy nhược cơ thể không phải là bệnh. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng báo hiệu cho nhiều bệnh lý cấp và mạn tính khác nhau. Ngoài ra, căng thẳng tâm lý hoặc điều trị bằng thuốc cũng có thể là yếu tố gây ra tình trạng này.

Suy nhược có thể xuất hiện ở mọi người, với mọi độ tuổi và giới tính và phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể được AIA đề cập ngay sau đây:

Nguyên nhân suy nhược cơ thể

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy nhược cơ thể, nhưng thông thường sẽ được chia ra làm 3 loại nguyên nhân lớn như sau:

  • Suy nhược do tình trạng sức khỏe

  • Mệt mỏi do tác dụng phụ của thuốc

  • Cơ thể yếu đi do lão hóa tự nhiên.

Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tình trạng về sức khỏe

Như đã đề cập ở trên, suy nhược cơ thể có thể là một báo hiệu của một bệnh nào đó, có thể như:

Suy nhược do tác dụng phụ của thuốc

Suy nhược và mệt mỏi bên cạnh lý do về bệnh lý, chúng còn có thể phát sinh từ tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ như:

  • Thuốc chống trầm cảm

  • Thuốc chống lo âu

  • Thuốc để kiểm soát huyết áp cao

  • Statin để kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu cao

  • Thuốc hóa trị

Suy nhược do lão hóa

Sự già đi theo tuổi tác là điều không ai có thể ngăn cản được. Lão hóa gây ra Thiểu cơ, đây là tình trạng thoái hóa và mất dần khối lượng cơ, từ đó sức mạnh kém dần đi, mệt mỏi nhiều hơn. Điều này dẫn đến suy nhược cơ thể ở người cao tuổi.

Dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp

Bạn đang cảm thấy có chút khó chịu trong người? Dưới đây là những dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp nhất theo từng mức độ khác nhau giúp bạn dễ dàng tra cứu và đánh giá tình trạng của mình

Suy nhược một phần cơ thể

Nếu bạn cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi ở một vùng cơ thể dẫn đến bộ phận đó hoạt động không hiệu quả thì rất có thể bạn đang bị Suy nhược một phần cơ thể.

Ngoài ra, suy nhược một phần cơ thể có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Khó khăn hoặc chậm chạp khi đi lại.

  • Chân tay run không kiểm soát (Không phải do lạnh)

  • Co giật cơ bắp.

Suy nhược toàn thân

Suy nhược toàn thân có thể khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, tương tự cảm giác như đang bị cúm. Dưới đây là một số triệu chứng mà người bị suy nhược toàn thân có thể gặp phải:

  • Sốt 

  • Triệu chứng tương tự như cúm 

  • Đau nhức.

Triệu chứng suy nhược cơ thể nghiêm trọng

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp phải một trong số những tình trạng sau:

  • Chóng mặt

  • Cảm thấy lâng lâng

  • Hồi hộp, hoang mang

  • Nói khó

  • Khó khăn khi nhìn

  • Tức ngực

  • Khó thở.

Hậu quả nếu suy nhược cơ thể lâu ngày

Suy nhược cơ thể lâu ngày không có biện pháp khắc phục có thể dẫn đến một số hậu quả ảnh hưởng không chỉ sức khỏe mà còn về mặt đời sống, công việc hằng ngày. Cụ thể:

  • Khiến căn bệnh gây ra tình trạng suy nhược ngày càng nặng hơn.

  • Tâm lý thay đổi, dẫn đến: Cáu gắt, stress, trầm cảm,...

  • Hiệu suất làm việc kém.

  • Gây ra gián đoạn trong công việc và cuộc sống.

  • Suy giảm của sức khỏe tổng thể.

Cách chữa suy nhược cơ thể

Cách điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây suy nhược, bác sĩ sẽ có thể có những cách điều trị khác nhau. Cụ thể:

Nguyên nhân từ bệnh lý cấp tính

Nếu được xác định suy nhược cơ thể là do bệnh lý cấp tính, đơn giản bạn cần phải điều trị khỏi loại bệnh mình đang mắc phải. Ở một số trường hợp, suy nhược có thể tự động biến mất ngay sau khi chữa khỏi một căn bệnh cấp tính. 

Ví dụ: Chứng suy nhược do bệnh nhiễm khuẩn sẽ tự động biến mất nếu bệnh được điều trị khỏi  bằng kháng sinh.

Cách xử trí suy nhược do bệnh mạn tính

Đối với các bệnh mạn tính, đây là những bệnh tồn tại kéo dài. Do đó, phương pháp tốt nhất để khắc phục suy nhược là thường xuyên kiểm tra và được thăm khám bởi bác sĩ để kiểm soát thành công các triệu chứng. 

Ví dụ: Những bệnh nhân mắc Đa xơ cứng sẽ giảm được các triệu chứng suy nhược nếu có phác đồ điều trị phục hồi liên tục, bên cạnh đó là hỗ trợ về mặt tinh thần và dùng thuốc đều đặn.

Cách phòng ngừa

Lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên giúp bạn nâng cao đề kháng cơ thể chống chọi các loại bệnh tật - một nguyên nhân gây ra suy nhược.

Chúng ta không thể tránh 100% tình trạng suy nhược. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh và điều độ có thể giảm thiểu nguy cơ suy nhược cơ thể do bệnh lý. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để có một cuộc sống khỏe mạnh, tích cực hơn nhé!

  • Ngủ đủ giấc

  • Bỏ thuốc lá

  • Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn

  • Chế độ ăn uống đủ chất, thực phẩm lành mạnh

  • Tập thể dục thường xuyên

  • Giảm cân (Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì)

  • Giảm căng thẳng bằng phương pháp như: Thiền, giải trí lành mạnh,... 

Qua bài viết này, bạn đã biết được những dấu hiệu suy nhược cơ thể thường gặp. Nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài, bạn hãy đến kiểm tra với bác sĩ tại các cơ sở Y tế để tìm kiếm nguyên nhân và có phương án điều trị tốt nhất ngay từ sớm nhé. Chúc bạn luôn khỏe!

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ