Bài viết

Đồng cảm là gì? 6 cách thực hành đồng cảm trong cuộc sống hàng ngày

28/04/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Đồng cảm là một trạng thái thể hiện sự thấu hiểu cần thiết trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy khó khăn để đồng cảm với người khác, đặc biệt là với những người chưa quen biết. Cùng tìm hiểu rõ hơn về đồng cảm và gợi ý những cách để thực hành đồng cảm trong cuộc sống hằng ngày qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Đồng cảm là gì?

Người đồng cảm là người có khả năng thấu hiểu quan điểm của người khác. Họ dễ dàng đặt mình vào vị trí của người khác để trải nghiệm những gì họ cảm thấy, cho phép họ kết nối với những người khác ở mức độ sâu sắc hơn. 

Những giả thuyết ban đầu về sự đồng cảm cho rằng đó là một đặc điểm hành vi bẩm sinh. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sự đồng cảm là một hành vi học được. Bộ não sẽ xử lý những tương tác phức tạp giữa các vùng vận động, giác quan và cảm xúc để giúp chúng ta hiểu cách người khác trải nghiệm mọi thứ.

Người đồng cảm là người có khả năng thấu hiểu quan điểm của người khác

2. Có bao nhiêu loại đồng cảm

Đồng cảm được phân thành 3 loại chính, đó là: đồng cảm tình cảm, đồng cảm nhận thức và đồng cảm sẻ chia. Mỗi loại có những biểu hiện và phản ánh những suy nghĩ cũng như hành động khác nhau.

2.1 Đồng cảm tình cảm

Đồng cảm tình cảm (lây lan cảm xúc) mô tả phản ánh cảm xúc của ai đó. Khi chúng ta nhìn thấy một người đang trải qua nỗi đau hay niềm vui, bộ não sẽ kích hoạt các khu vực vận động và cảm giác. Điều này khiến chúng ta bắt chước ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của họ một cách vô thức. 

Xem thêm: Hiểu về ngôn ngữ cơ thể

2.2 Đồng cảm nhận thức

Đồng cảm nhận thức được hiểu đơn giản là sự cảm thông. Sự đồng cảm nhận thức cho phép bạn nhận thức và xác định trạng thái cảm xúc của người khác.

Hãy tưởng tượng người thân của bạn mất đi người thân. Bạn có thể không hiểu được cảm giác như người bạn đó, nhưng bạn có thể xác định cảm xúc của họ là đau buồn và cô đơn. Từ đó, bạn đã cảm nhận được những cảm xúc này và tạo ra sự đồng cảm về mặt nhận thức. 

2.3 Đồng cảm sẻ chia

Đồng cảm sẻ chia là loại đồng cảm tích cực nhất. Nó tương tự như hai loại đồng cảm tình cảm và đồng cảm nhận thức. Nhưng thay vì chỉ cảm thấy đồng cảm, lòng trắc ẩn thúc đẩy bạn làm điều gì đó để cải thiện hoàn cảnh của ai đó. 

Ví dụ, bạn thấy một người vô gia cư đang ngủ ngoài đường, bạn có thể liên tưởng đến sự thiếu an toàn, lạnh lẽo. Và chính lòng trắc ẩn đã thôi thúc bạn cho họ tiền, mua quần áo ấm cho họ hoặc thậm chí giúp họ tìm một nơi ở khác tốt hơn…

Đồng cảm sẻ chia là loại đồng cảm tích cực nhất

3. Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ

Sự đồng cảm và sẻ chia sẽ mang lại những lợi ích cho chúng ta. Nó giúp bạn có sự kết nối xã hội, nâng cao nhận thức và cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả.

3.1 Kết nối xã hội

Đồng cảm rất quan trọng để xây dựng kết nối với những người khác. Khi có sự đồng cảm, bạn sẽ thấu hiểu đối phương và có sự sẻ chia, kết nối với họ một cách tự nhiên nhất. Từ đó, bạn có thể có những kết nối xã hội tốt với những người chưa từng quen.

3.2 Nâng cao nhận thức bản thân

 

Cuộc sống là một quá trình học tập liên tục; mọi người đều có điều gì đó để dạy chúng ta. Khi có sự đồng cảm, bạn sẽ dễ dàng học hỏi từ mọi người, thậm chí là những người xa lạ. Bạn sẽ thấu hiểu những cảm xúc, những trải nghiệm của mọi người và học hỏi từ đó.

3.3 Cải thiện sức khỏe tinh thần

Khi một người bạn chia sẻ trải nghiệm khó khăn, việc đồng cảm với họ sẽ giúp bạn điều chỉnh những cảm xúc của mình và đồng cảm với người bạn đó. Và nếu bạn cũng gặp cảnh ngộ như thế, bạn sẽ thoát khỏi những suy nghĩ của chính mình và phần nào bớt đi sự lo lắng.

Khi bạn an ủi và sẻ chia cảm xúc với người bạn đó, bạn sẽ trở thành một người bạn tốt, một người biết lắng nghe. Vì thế, sự đồng cảm đã giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả.

4. 6 mẹo để đồng cảm với người khác

Không khó để có thể đồng cảm với người khác. Dưới đây là 6 mẹo để bạn có thể tham khảo, giúp bạn dễ dàng đồng cảm và sẻ chia.

4.1 Có mặt khi người khác cần

Những người đồng cảm sẽ luôn có mặt khi người khác cần. Và khi tương tác với ai đó, bạn nên dành cho người đó sự quan tâm và tôn trọng. Điều này là một cách dễ dàng để bạn thấu hiểu người khác.

4.2 Lắng nghe tích cực

Tích cực lắng nghe để thấu hiểu là cách bạn có thể dễ dàng đồng cảm với người khác. Bạn nên tập trung vào câu chuyện khi người khác nói, lắng nghe một cách chân thành. Bởi lắng nghe cũng chính là cách chia sẻ cảm xúc hiệu quả nhất.

Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe tích cực

4.3 Giao tiếp phi ngôn ngữ

Không chỉ khi nói ra, bạn mới thể hiện được sự đồng cảm mà biểu lộ tâm trạng bằng các tín hiệu không lời như cử chỉ, nét mặt hay ánh mắt cũng là một cách đề thấu hiểu nhau. Tuy nhiên, cần điều chỉnh năng lượng khi giao tiếp phi ngôn ngữ một cách hợp lý để có thể thể hiện sự đồng cảm một cách đúng đắn.

4.4 Giữ im lặng

Sự đồng cảm cũng thể hiện qua sự lặng im. Khi lặng im, bạn có thể lắng nghe và ngẫm nghĩ những câu chuyện của người khác. Lặng im cũng để bày tỏ sự đồng cảm với cảm xúc của mọi người. Đây chính là một cách để thấu hiểu và sẻ chia cảm xúc với người khác.

4.5 Đặt câu hỏi mở

Các câu hỏi cho thấy bạn đang tích cực lắng nghe và chân thành quan tâm đến hoàn cảnh của người khác. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi, bạn nên tránh đưa ra các đánh giá cá nhân, mà hãy tập trung vào vấn đề để có thể hiểu mọi người hơn.

4.6 Đặt mình vào người khác để đưa quan điểm

Những người đồng cảm thường đặt mình vào vị trí của người khác để tưởng tượng những nỗi sợ hãi mà họ có thể phải đối mặt. Sự thay đổi tư duy này có thể làm nên điều kỳ diệu cho tâm trạng của bạn và đảm bảo bạn luôn ở trong trạng thái đồng cảm.

Đặt mình vào người khác để đưa quan điểm

Lời kết:

Đồng cảm không hề khó thực hành như chúng ta đã nghĩ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về sự đồng cảm và có thể dễ dàng thực hành, thấu hiểu, sẻ chia và có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.

 

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ