Bài viết

7 cách rèn luyện trí nhớ dài hạn hiệu quả nhất

03/08/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Bạn đã bao giờ cảm thấy thất vọng khi không thể nhớ được một số thông tin quan trọng? Trí nhớ dài hạn có thể là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống và công việc của chúng ta. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc duy trì và rèn luyện trí nhớ dài hạn có thể trở thành một thách thức. Trong bài viết này, AIA sẽ giới thiệu đến bạn 7 cách hiệu quả để rèn luyện và phát triển trí nhớ dài hạn. Hãy cùng khám phá những bí quyết để bạn có thể cải thiện trí nhớ dài hạn và tận dụng tối đa tiềm năng của não bộ.

Trí nhớ dài hạn là gì?

Khái niệm về trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn là quá trình lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian kéo dài. Mặc dù hàng ngày chúng ta có thể quên đi một số thông tin, nhưng trí nhớ dài hạn ít bị mai một theo thời gian và có khả năng lưu trữ một lượng thông tin không giới hạn.

Các loại trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn bao gồm hai loại chính:

  • Trí nhớ không rõ ràng (Implicit memories): Đây là những ký ức chủ yếu không được nhận thức, như cách lái xe hoặc vận hành máy tính. Chúng ta không cần phải suy nghĩ hay nhớ những hoạt động này mỗi khi thực hiện, bởi vì chúng đã được lưu trữ sâu trong bộ não và trở thành một phần tự động của chúng ta. Ví dụ, khi điều khiển xe máy, chúng ta không phải suy nghĩ về từng bước nhấn ga, phanh, hay quay tay lái, mà nó trở thành một hành động tự nhiên.

Trí nhớ dài hạn bao gồm 2 loại chính

  • Trí nhớ rõ ràng hoặc tri thức biểu đạt (Explicit or declarative memories): Đây là những ký ức mà chúng ta có thể nhận thức được, chẳng hạn như sự kiện và kiến thức. Trí nhớ rõ ràng cho phép chúng ta nhớ và tái hiện lại các thông tin cụ thể. Ví dụ, nhớ được một cuộc họp quan trọng, một kỉ niệm hoặc kiến thức về lịch sử, văn hóa, khoa học,... [1]

Cả hai loại trí nhớ dài hạn đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta học tập, hoạt động và tạo ra những trải nghiệm mới.

Ví dụ về trí nhớ dài hạn

Dưới đây là ví dụ về các loại trí nhớ dài hạn:

  • Nhớ một ngày quan trọng như sinh nhật hay ngày lễ: Chúng ta có thể nhớ rõ ngày sinh nhật của người thân yêu, kỷ niệm ngày cưới hay những ngày lễ quan trọng. Những ký ức này thường được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn và chúng ta có thể nhớ lại chúng trong suốt cuộc đời.

 

Nhớ một ngày quan trọng như sinh nhật hay ngày lễ

  • Biết cách đi xe đạp: Khi đã học cách đi xe đạp, kỹ năng này thường được ghi nhớ trong trí nhớ dài hạn. Cho dù đã có một khoảng thời gian không đi xe đạp, chúng ta vẫn có khả năng nhớ và thực hiện lại kỹ năng này một cách tự nhiên.

  • Nhớ lời bài hát: Khi chúng ta nghe một bài hát nhiều lần, lời bài hát sẽ được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn. Chúng ta có thể nhớ và hát lại lời bài hát ngay cả sau một khoảng thời gian dài.

  • Biết cách đánh máy: Khi đã học được cách đánh máy, kỹ năng này thường trở thành một phần tự động và được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn. Cho dù không thường xuyên sử dụng, chúng ta vẫn có thể nhớ cách đánh máy và thực hiện nhanh chóng khi cần thiết.

Danh sách này có thể dài vô tận, vì trí nhớ dài hạn bao gồm tất cả những gì được lưu trữ dài hạn trong não bộ để sử dụng sau này, kể cả những thông tin chúng ta ít khi lấy lại.

Cách luyện trí nhớ dài hạn

1. Tập trung cao độ

Sự tập trung cao độ là yếu tố quan trọng để cải thiện trí nhớ dài hạn. Hãy tập trung hoạt động và chú ý vào thông tin được trình bày để biến nó thành một phần của trí nhớ dài hạn. Để có thể tập trung cao độ, chúng ta nên tránh những sự sao lãng như xem TV, nghe nhạc, sử dụng điện thoại thông minh,.. trong lúc tiếp nhận và ghi nhớ thông tin.

Tập trung cao độ là cách tập luyện trí nhớ dài hạn

2. Tưởng tượng

Tưởng tượng và hình dung là việc kết hợp hình ảnh với từ ngữ để cải thiện sức mạnh kết nối thần kinh. Chính từ việc hình dung các khái niệm và thông tin, thông tin sẽ được ghi nhớ lâu hơn, dẫn đến cải thiện đáng kể trong việc lưu trữ và khôi phục trí nhớ dài hạn.

3. Viết nhật ký

Viết nhật ký là một cách ghi chép tuyệt vời để ghi nhớ thông tin. Bằng việc viết ra những gì đã học, những trải nghiệm mà bạn đã trải qua, bạn sẽ tăng cường quá trình ghi nhớ và xây dựng kết nối với trí nhớ dài hạn.

4. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp tối ưu hóa quá trình lưu trữ thông tin của não và đóng vai trò quan trọng trong quá trình củng cố trí nhớ dài hạn. Thiếu ngủ làm suy yếu khả năng ghi nhớ thông tin mới vào ban ngày. Theo khuyến nghị, bạn nên có giấc ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày.

5. Tập thể dục

Tập thể dục là phương pháp kích hoạt cơ bắp và điều hòa tim để hoạt động một cách nhịp nhàng, điều này có tác động tích cực đến sức mạnh não bộ. Tập thể dục cải thiện các hoạt chất neurotransmitter giúp não bộ nắm bắt khái niệm và biến chúng thành một phần của trí nhớ dài hạn.

6. Trò chơi trí tuệ

Các trò chơi trí tuệ như xếp hình, sudoku, từ vựng hay trò chơi gợi nhớ hình ảnh có thể rèn luyện trí nhớ dài hạn. Việc tham gia vào những hoạt động này tạo ra một môi trường kích thích cho não bộ và thúc đẩy quá trình ghi nhớ thông tin.

7. Bảo vệ sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần tốt rất quan trọng đối với trí nhớ dài hạn. Để cải thiện trí nhớ, hãy tạo ra một môi trường lành mạnh và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Hãy bảo vệ sức khỏe tinh thần của bản thân thông qua các hoạt động yoga, thiền định,.. để giữ cho tinh thần luôn tươi mới, tránh áp lực. Từ đó các thông tin sẽ dễ dàng được ghi nhớ dài hạn.

AIA mong rằng bằng cách áp dụng những cách tập luyện trí nhớ dài hạn này, bạn có thể nâng cao khả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin trong trí nhớ dài hạn một cách hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

[1] A. D. Baddeley, The Influence of Acoustic and Semantic Similarity on Long-term Memory for Word Sequences, 1966

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ