Bài viết

ATC là gì? Ví dụ cụ thể và tổng hợp đầy đủ kiến thức CẦN NHỚ

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Biết được ưu điểm, đặc tính của lệnh ATC là gì sẽ giúp Nhà đầu tư (NĐT) nắm bắt được nhanh chóng thời cơ để giành nhiều lợi thế trên thị trường vào thời điểm cuối phiên giao dịch.

Trong bài viết này, AIA sẽ giúp bạn biết được:

  • Lệnh ATC là gì? Đặc tính, ưu - nhược điểm

  • Những trường hợp hay dùng lệnh ATC

  • Hướng dẫn đặt lệnh ATC trên sàn chứng khoán.

Cùng tìm hiểu nhé!

ATC là gì?

Lệnh ATC (At The Close Order) là một loại lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Điều này có nghĩa là người sử dụng lệnh ATC sẽ chấp nhận mua hoặc bán với bất cứ giá nào do thị trường quyết định ở phiên đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên hơn so với lệnh LO (Lệnh giới hạn) khi khớp lệnh.

Trong phiên giao dịch, có một đợt khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa, được gọi là phiên ATC, mà diễn ra vào 15 phút cuối cùng của phiên giao dịch. Trong phiên ATC, các lệnh mua và bán không được khớp ngay mà sẽ được tập hợp và sắp xếp theo cả hai chiều mua và bán.

 

Sau đó, hệ thống sẽ tìm ra mức giá khớp lệnh có khối lượng giao dịch lớn nhất và sẽ lấy mức giá đó làm giá đóng cửa (giá ATC). Những người sử dụng lệnh ATC sẽ thực hiện giao dịch tại giá ATC. Lệnh ATC sẽ tự động hủy bỏ sau khi hết phiên nếu không được khớp hoặc không được khớp hết.

Ví dụ minh họa về lệnh ATC và cách tính giá cổ phiếu trong phiên ATC

Để giúp các NĐT có thể hiểu rõ hơn lệnh ATC và giá của chúng được tính như thế nào, dưới đây là ví dụ minh họa từ AIA về sổ lệnh của một cổ phiếu vào thời điểm kết thúc phiên ATC. Cụ thể cách tính toán sẽ được diễn giải chi tiết ở phía bên dưới

      Lệnh mua

Lệnh bán

   Giá mua

   Khối lượng mua   

 Giá bán    

Khối lượng bán

ATC

12.000

ATC

10.000

60,15

7200

59,95

9700

60,10

3700

60,00

8200

60,00

3200

60,10

5000

59,95

4000

60,15

3000

59,90

4200

60,20

2300


1. Đối với lệnh MUA:

Thị trường sẽ ưu tiên người mua giá cao đối với lệnh MUA. Dựa theo sổ lệnh, 12.000 cổ phiếu được đặt lệnh ATC và chấp nhận mua với mức giá bất kỳ.

  • Ở mức giá 60,15: có 7200 cổ phiếu đặt lệnh mua. Bên cạnh đó, có 12,000 cổ phiếu giá ATC cũng chấp nhận mua vào với giá này. Do đó, ta tính được tổng số cổ phiếu chấp nhận mua tại giá 60,15 là: 7200 + 12,000 = 19.200 cổ phiếu.

  • Ở mức giá 60,10: có khối lượng 3700 cổ phiếu đặt mua. Trong khi đó, cũng có 12,000 cổ phiếu đặt mua với giá ATC và 7200 cổ phiếu mua tại giá 60,15 cũng sẽ chấp nhận mua với giá này. Suy ra, tổng số cổ phiếu chấp nhận mua tại giá 60,10 là: 3700 + 7200 + 12,000 = 22.900 cổ phiếu.

Với các mức giá tiếp theo, cách tính sẽ tương tự. Kết quả sẽ được tổng hợp ở bảng cuối phần này.

2. Đối với lệnh BÁN:

Thị trường sẽ ưu tiên người mua giá thấp đối với lệnh BÁN. Dựa trên sổ lệnh, có 10,000 cổ phiếu đã đặt lệnh ATC và chấp nhận bán với bất kỳ mức giá nào.

Ở mức giá 59,95: có khối lượng 9700 cổ phiếu chấp nhận bán ở mức này. Ngoài ra,  10.000 cổ phiếu đặt lệnh ATC cũng chấp nhận bán ở mức giá này, ta tính được tổng số cổ phiếu chấp nhận bán giá 59,95 là: 10.000 + 9700 = 19.700 cổ phiếu.

Ở mức giá 60,00: có 8200 cổ phiếu đặt lệnh bán. Cùng với đó, lệnh ATC (với 10.000 cổ phiếu) và lệnh bán với giá 59,95 (với 9700 cổ phiếu) cũng chấp nhận mua với giá này. Từ đó, ta có tổng số cổ phiếu chấp nhận bán giá 31,00 là: 8200 + 9700 + 10,000 = 17.910 cổ phiếu.

Với các mức giá tiếp theo, ta áp dụng cách tính tương tự như trên…

Sau khi tính xong, ta có bảng kết quả sau:

Giá

Khối lượng

  chấp nhận mua    

   Khối lượng

chấp nhận bán    

Khối lượng 

khớp lệnh tối đa

59,90

34.300

10.000

10.000

59,95

30.100

19.700

19.700

60,00

26.100

27.900

26.100

60,10

22.900

32.900

22.900

60,15

19.200

35.900

19.200

60,20

12.000

38.200

12.000

Mức giá của lệnh ATC theo quy định là mức giá có Khối lượng khớp lệnh tối đa lớn nhất trong phiên ATC. Do đó, mức giá tại phiên ATC trong trường hợp này là 60,00 với khối lượng khớp lệnh là 26.100.

Đặc điểm của lệnh ATC trong chứng khoán

Dưới đây là 9 đặc trưng của lệnh ATC mà các nhà đầu tư cần nắm được để giành lợi thế trong thị trường:

 

  • Lệnh ATC chỉ có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (gọi là phiên ATC)

  • Phiên ATC diễn ra trong từ 14h30 - 14h45, tức 15 phút cuối cùng của phiên giao dịch chứng khoán

  • Lệnh ATC được ưu tiên hơn so với lệnh giới hạn (LO) trong quá trình so khớp lệnh

  • Không thể hủy, bổ sung hoặc sửa đổi lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán

  • Lệnh ATC chỉ áp dụng trên trên các mã chứng khoán được niêm yết trên sàn HoSE hoặc HNX, không áp dụng trên sàn UPCoM.

  • Nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện được hết, lệnh sẽ tự động bị hủy sau khi đã xác định giá đóng cửa.

  • Giá giao dịch trong lệnh ATC sẽ tuân thủ theo giá thị trường, không có mức giá cố định và được xác định vào thời điểm đóng cửa.

  • NĐT đặt lệnh ATC sẽ không hiển thị giá. Thay vào đó, hệ thống sẽ hiển thị chữ "ATC" ở phần giá.

  • Để xác định giá đóng cửa, lệnh ATC sẽ được nhập vào hệ thống trong phiên khớp lệnh định kỳ (từ 14h30 – 14h45).

Ưu, nhược điểm của lệnh ATC

Ưu điểm

Khi hiểu rõ những đặc trưng của lệnh ATC, các nhà đầu tư có thể tận dụng lợi thế của nó để tối ưu hóa lợi ích cho riêng mình. Cụ thể như sau:

  • Được ưu tiên trong khớp lệnh: Lệnh ATC sẽ được ưu tiên hơn lệnh LO. Do đó, khi thấy giá khớp thấp, NĐT có thể tận dụng lệnh ATC để tranh mua. Ngược lại, nếu thấy giá khớp của thị trường cao, NĐT có thể tận dụng lợi thế của ATC để tranh bán.

  • Được giá tốt hơn mong đợi: Khi đặt lệnh ATC, bạn có cơ hội mua hoặc bán tài sản chứng khoán "được giá" hơn nếu phiên ATC thay đổi giá theo chiều hướng có lợi cho bạn.

  • Công cụ giảm thiệt hại tài sản: Lệnh ATC được coi là công cụ cắt lỗ đắc lực khi tài sản chứng khoán đến ngưỡng cần cắt lỗ hoặc có tin tức xấu. Điều này giúp bạn tránh được thiệt hại khi không bán được nếu tài sản chứng khoán bị mất thanh khoản (còn gọi là "trắng bên mua") ở các phiên giao dịch tiếp theo.

Nhược điểm

Dưới đây là một số nhược điểm của lệnh ATC mà nhà đầu tư (NĐT) cần nắm bắt để giảm thiểu những quyết định sai lầm khi tham gia thị trường:

  • Lệnh ATC không thể hủy, chỉnh sửa hoặc bổ sung: Do đó, NĐT cần thật sự cân nhắc khi vào lệnh cho bất cứ loại tài sản chứng khoán nào.

  • Không thể kiểm soát trong quyết định đầu tư: Lệnh ATC dựa hoàn toàn vào thị trường và không thể chỉnh sửa hoặc xóa bỏ nó. Do đó, NĐT có thể không kiểm soát được mức giá mua tài sản chứng khóa trong ngưỡng mình mong muốn.

  • Thiệt hại khi giao dịch: Một khi đặt lệnh ATC, bạn phải mua hoặc bán tài sản chứng khoán với bất cứ giá nào - kể cả mức giá đó khiến bạn bị lỗ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng: "Mua cao, bán thấp" gây thiệt hại cho các NĐT.

Nguyên tắc khớp lệnh ATC

Trong quá trình thực hiện giao dịch so khớp chứng khoán, việc bán và mua được thực hiện theo các quy tắc khớp lệnh cụ thể. Đối với giao dịch ATC, việc bán và mua chứng khoán được thực hiện theo hai quy tắc ưu tiên: Ưu tiên về giá và ưu tiên thời gian. Cụ thể:

  • Ưu tiên về giá: Có nghĩa là nếu có lệnh mua với giá cao hơn hoặc lệnh bán với giá thấp hơn, chúng sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Các lệnh ATC với nhau đều là lệnh mua/bán bằng mọi mức giá nên các lệnh này sẽ quy định sự ưu tiên về mặt thời gian.

  • Ưu tiên thời gian: Có nghĩa là nếu có hai lệnh mua và bán với cùng mức giá, hệ thống sẽ ưu tiên nhập lệnh được đặt sớm hơn.

Lệnh giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống khi giá đóng cửa được xác định, tuy nhiên hệ thống sẽ chỉ hiển thị chữ "ATC" thay vì con số chính xác.

Cách sử dụng lệnh ATC trong chứng khoán

Nên sử dụng lệnh ATC vào lúc nào?

 

Có 2 trường hợp nhà đầu tư có thể cân nhắc để vào lệnh ATC:

  1. Tài sản chứng khoán đạt đến ngưỡng cắt lỗ hoặc có tin rất xấu: Lệnh ATC được ưu tiên khớp lệnh hơn so với lệnh giới hạn, do đó, bạn sẽ đẩy được số tài sản trên nhanh hơn để tránh thiệt hại. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giảm thiểu thiệt hại nếu tài sản chứng khoán này bị mất thanh khoản trong những phiên giao dịch tiếp theo.

  2. Tranh mua khi một loại tài sản chứng khoán đang có xu hướng tăng mạnh: Với sự ưu tiên khớp lệnh của ATC, bạn sẽ có ưu thế  được khớp lệnh nhanh hơn các nhà đầu tư khác, từ đó gia tăng cơ hội cải thiện giá trị tài sản.

Hướng dẫn cách đặt lệnh ATC trên ứng dụng chứng khoán

Dưới đây là hướng dẫn cách đặt lệnh ATC trên ứng dụng/website của các Công ty chứng khoán. Dù có thể mỗi Công ty sẽ có một giao diện Web/ứng dụng khác nhau, tuy nhiên việc đặt lệnh ATC thường sẽ theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào mục đặt lệnh mua/bán cổ phiếu như lệnh bình thường.

  • Bước 2: Nhập mã chứng khoán bạn muốn mua/bán 

  • Bước 3: Ở mục Giá mua/bán, thay vì nhập số, bạn sẽ nhập là ATC. Một số app/web chứng khoán có thể trang bị sẵn nút "ATC" để bạn có thể bấm vào.

  • Bước 4: Nhập số lượng tài sản chứng khoán cần mua/bán. 

  • Bước 5: Sau khi điền xong, bạn bấm vào "Đặt lệnh" là đã hoàn thành.

Biết cách sử dụng lệnh ATC đúng thời điểm sẽ giúp bạn có được những thành công hoặc tránh được sự thất thoát, thiệt hại kịp thời trên thị trường. Hy vọng thông qua bài viết: “ATC là gì? Ví dụ cụ thể và tổng hợp đầy đủ kiến thức CẦN NHỚ”, AIA đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết để tự tin hơn trong giao dịch chứng khoán. Chúc bạn thành công!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ