Bên cạnh việc phân bổ dòng tiền và ngân sách hợp lý bạn có thể áp dụng cách cắt giảm đi các khoản chi tiêu không cần thiết. Ví dụ như tiền uống cafe, tiền mua sắm, tiền đi gội đầu,... Tuỳ vào tình hình thực tế cũng như điều kiện tài chính để có thể đưa ra quyết định cắt giảm đúng nhất.
1.10 Hạn chế vay mượn
Việc vay mượn sẽ tạo cho bạn thói quen tiêu dùng quá mức cho phép so với thu nhập của mình. Ngoài ra bạn còn phải chi trả các khoảng tiền lời khi vay mượn, thay vào đó hãy tập tiêu dùng tiết kiệm lại, luyện tập thói quen để dành cũng như chi tiêu ngang mức cho phép.
1.11 Tận dụng tối đa các đợt khuyến mãi
Tận dụng tối đa các đợt khuyến mãi như Black Friday hay giảm giá vào cuối tuần sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá ngân sách tiêu dùng hàng tháng của bạn. Ngoài ra, lựa chọn mua hàng giảm giá trên các sàn thương mại điện tử cũng là một lựa chọn hấp dẫn.
1.12 Tìm kiếm thêm nguồn thu
Tìm kiếm thêm nguồn thu nhập giúp bạn giải quyết tốt các vấn đề về tài chính. Một khoản tiền lớn bao giờ cũng giúp bạn dễ chịu hơn khi nhìn vào số dư tài khảon của mình. Hãy cố gắng
1.13 Đầu tư dài hạn
Bên cạnh việc tiết kiệm ngắn hạn thì đầu tư vào dài hạn cũng là một cách để nâng cao thu nhập. Nên đầu tư vào lĩnh vực mà bạn hiểu rõ về cơ chế vận hành, sinh lời,...
1.14 Tắt khi không sử dụng
Sử dụng điện nước tiết kiệm cũng là cách để tiết kiệm hơn. Bạn có thể thay thế bóng đèn LED thay bằng bóng đèn sợi đốt hay tắt bớt các thiết bị khi không cần sử dụng,...
1.15 Tự tay làm mọi việc
Thay vì thuê người giúp việc thì dành thời gian dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp bạn tiết kiệm đi một khoản tiền nhất định. Ngoài ra bạn có thể học cách sửa chửa đồ vật, máy móc để tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với thuê thợ bên ngoài.
3 bước giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn trong 1 tháng
Phân loại chi tiết, cụ thể các khoản chi tiêu của mình theo các hình thức như: tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ATM,... Lưu giữ lại các biên lai, hoá đơn mua sắm,... Sau 1 tháng, bạn sẽ phân tích được những khoản tiêu quá mức hay chưa được hợp lý với điều kiện tài chính cá nhân.
Bạn có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ để có thể phân loại chính xác các khoản chi theo từng hạn mục cụ thể. Ví dụ:
Tiền tiêu cần thiết: 5.000.000 VNĐ
Tiết kiệm dài hạn: 1.500.000 VNĐ
Giáo dục: 3.500.000 VNĐ
Tự thưởng bản thân: 1.000.000 VNĐ
Từ thiện: 1.000.000 VNĐ
Tự do tài chính: 2.000.000 VNĐ
Sau khi phân tích cụ thể thói quen tiêu dùng của mình ở bước 1, bạn sẽ sử dụng nó để phân loại các khoản và lên ngân sách cụ thể. Bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ để lên kế hoạch chi tiêu tốt hơn.
Ở bước này, bạn đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Hãy phân bổ thu nhập của bạn vào các hạng mục theo tỉ lệ phần trăm, chú ý đối chiếu với thói quen chi tiêu xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Ở bước này, ứng dụng lập bảng thống kê Excel sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn cách chi tiêu hợp lý đơn giản và dễ dàng thực hiện. Hy vọng những thông tin trên góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về lộ trình xây dựng kế hoạch chi tiêu cho bản thân và gia đình một cách chính xác hơn.