Bài viết

Lãi suất thả nổi là gì? Công thức tích và ví dụ cụ thể

01/11/2024 dot 05 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Lãi suất thả nổi đã trở thành một khái niệm quen thuộc, đặc biệt ở trong các hợp đồng vay mượn và các sản phẩm tài chính. Vậy lãi suất thả nổi là gì và nó hoạt động như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng AIA Việt Nam khám phá khái niệm, công thức tính lãi suất thả nổi, cùng với những ví dụ cụ thể để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nó.

 

1. Lãi suất thả nổi là gì?

Lãi suất thả nổi là loại lãi suất được xác định dựa trên các chỉ số thị trường, chẳng hạn như lãi suất cơ sở do Ngân hàng Nhà nước công bố. Khác với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi sẽ thay đổi liên tục theo biến động của thị trường.

Thông thường, lãi suất thả nổi sẽ được điều chỉnh theo chu kỳ 3, 6 hoặc 12 tháng và mức lãi suất này thường cao hơn so với lãi suất cố định.

Lãi suất thả nổi là gì?

2. So sánh giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định

Lãi suất thả nổi và lãi suất cố định có những điểm khác biệt rõ rệt. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về hai loại lãi suất này:

Đặc điểm

Lãi suất thả nổi

Lãi suất cố định

Bản chất

Lãi suất được điều chỉnh theo chu kỳ, dựa vào biến động thị trường và chính sách của ngân hàng.

Lãi suất được xác định từ đầu và giữ nguyên trong suốt thời gian vay theo hợp đồng.

Rủi ro

Có thể chịu ảnh hưởng bởi biến động thị trường và có nhiều rủi ro hơn.

Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động thị trường, do đó không có rủi ro.

Thời hạn

Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn.

Thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.

Lãi suất thả nổi và lãi suất cố định có gì khác nhau?

3. Yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi, bao gồm:

  • Lãi suất cơ bản: Đây là lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng cho các ngân hàng thương mại. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất thả nổi cũng thường tăng theo và ngược lại.

  • Lạm phát: Sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ có thể dẫn đến lạm phát. Khi lạm phát cao, lãi suất thả nổi có thể tăng lên để bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền.

  • Tình hình kinh tế: Sức khỏe của nền kinh tế một quốc gia có thể tác động mạnh đến lãi suất thả nổi. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, lãi suất thả nổi thường có xu hướng gia tăng.

  • Nhu cầu về vốn: Khi nhu cầu vay vốn tăng cao, lãi suất thả nổi cũng có thể bị đẩy lên, phản ánh sự cạnh tranh và nhu cầu trong thị trường tài chính.

Lãi suất thả nổi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

4. Ưu điểm của lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi nổi bật với khả năng biến động theo thị trường, mang lại cả lợi ích cho người vay với nhiều ưu điểm sau:

  • Tính linh hoạt: Lãi suất thả nổi mang lại sự linh hoạt cho người vay và người tiết kiệm, cho phép họ dễ dàng điều chỉnh khoản vay hoặc tiết kiệm của mình dựa trên biến động của thị trường. 

  • Tiềm năng sinh lời cao hơn: Khi lãi suất thị trường giảm, lãi suất thả nổi cũng có xu hướng giảm theo. Điều này giúp người vay được hưởng lợi, vì chi phí lãi vay của họ giảm xuống, từ đó giảm gánh nặng tài chính và tăng khả năng tiết kiệm hoặc đầu tư vào các mục tiêu khác.

Lãi suất thả nổi mang lại nhiều lợi ích cho người vay

5. Nhược điểm của lãi suất thả nổi

Bên cạnh những lợi ích trên, lãi suất thả nổi cũng có những nhược điểm nhất định, đặc biệt là khi người vay phải đối mặt với rủi ro từ những biến động không lường trước được:

  • Rủi ro biến động: Lãi suất thả nổi có thể dao động theo thời gian, điều này mang lại rủi ro cho người vay và người tiết kiệm. Khi lãi suất thị trường tăng, lãi suất thả nổi cũng sẽ tăng theo, dẫn đến việc người vay phải chịu khoản chi phí lớn hơn cho khoản vay của mình.

  • Tính phức tạp: Lãi suất thả nổi có thể phức tạp hơn so với lãi suất cố định khiến cho người vay hoặc người tiết kiệm khó nắm bắt và hiểu rõ. Việc theo dõi và dự đoán các biến động của thị trường có thể tạo ra thêm áp lực cho những người tham gia.

Lãi suất thả nổi có nhiều vấn đề phức tạp hơn lãi suất cố định

6. Cách tính lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi hiện nay được tính theo công thức sau:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở: Đây là loại lãi suất được sử dụng để xác định mức lãi suất cho vay sau khi ngân hàng thực hiện điều chỉnh. Lãi suất cơ sở thường được tính dựa trên lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12, 13 hoặc 24 tháng và nhận lãi vào cuối kỳ.
  • Biên độ lãi suất: Đây là mức điều chỉnh lãi suất do ngân hàng quy định nhằm đảm bảo tính phù hợp với tình hình thị trường tài chính hiện tại. Biên độ lãi suất được tính dựa trên sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Thông thường, mức biên độ này sẽ được quy định rõ trong hợp đồng cho vay.

Xem thêm: Coupon rate là gì? Cách tính và ý nghĩa của coupon rate khi đầu tư trái phiếu

Công thức tính nhanh lãi suất thả nổi

7. Ví dụ cụ thể cách tính lãi suất cho khoản vay

Ví dụ về cách tính lãi suất thả nổi áp dụng cho các gói vay mua nhà và vay thế chấp bất động sản tại Ngân hàng Hong Leong như sau:

Thời hạn lãi suất

Lãi suất thả nổi

Từ năm thứ 2 đến năm thứ 4

Lãi suất cơ bản + 0,29%/năm

Từ năm thứ 5 trở đi

Lãi suất cơ bản + 0,49%/năm

Hiểu rõ về lãi suất thả nổi, cách tính toán cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn thông minh hơn trong các giao dịch tài chính. Hy vọng rằng qua bài viết này, AIA Việt Nam đã giúp đã có thêm kiến thức bổ ích về lãi suất thả nổi và cách áp dụng chúng vào thực tế.

Xem thêm: Gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bao nhiêu? Có nên gửi không?

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ