Bài viết

Top 10 lợi ích hàng đầu của dầu dừa đối với sức khỏe và làm đẹp

24/07/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Dầu dừa là một loại dầu ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng. Dầu dừa không chỉ tốt đối với sức khỏe mà còn nhiều công dụng cho làm đẹp. Vậy cụ thể tác dụng dầu dừa là gì? Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Giá trị dinh dưỡng của dầu dừa

Theo USDA, mỗi 100g dầu dừa chứa:

  • Năng lượng: 862 kcal
  • Chất béo: 100g (chủ yếu là chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT) - một loại chất béo bão hòa)
  • Protein: 0g
  • Carbohydrate: 0g
  • Vitamin E: 0,11mg
  • Vitamin K: 0,6mcg
  • Canxi: 1mg
  • Sắt: 0,05mg
  • Magie: 1mg
  • Phốt pho: 0mg
  • Kali: 5mg
  • Natri: 2mg
  • Kẽm: 0,02mg

10 lợi ích của dầu dừa đối với sức khỏe?

Dầu dừa có tác dụng gì đối với sức khỏe và làm đẹp? Dầu dừa có nhiều tác dụng với sức khỏe như giúp giảm cân, kháng khuẩn, cung cấp năng lượng cho cơ thể … Đồng thời dầu dừa còn giúp tăng cường sức khỏe làn da, nuôi dưỡng tóc. Cụ thể:

Giảm cân

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ MCT (chất béo chiếm phần lớn trong thành phần dầu dừa) có thể làm tăng lượng calo mà cơ thể bạn đốt cháy. Bạn có thể sử dụng một lượng dầu dừa nhất định trong khẩu phần ăn của mình để giúp giảm cân.

Kháng khuẩn

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm do chứa hàm lượng lớn axit lauric - axit này có thể kháng vi khuẩn gây bệnh. Tiêu thụ dầu dừa giúp cơ thể tăng cường khả năng kháng các vi khuẩn có hại giúp cơ thể khỏe mạnh.

Giảm đói

Tiêu thụ dầu dừa có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, khiến bạn không cảm thấy đói. MCT trong dầu dừa sau khi ăn bị phân hủy tạo thành các phân tử xeton. Xeton làm thay đổi mức độ của các hormone gây đói (như ghrelin) khiến chúng ta không có cảm giác đói.

Cung cấp nguồn năng lượng

Chất béo bão hòa trong dầu dừa cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể. Dầu dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, chất béo MCT đi thẳng đến gan và chuyển hóa thành nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, các vitamin và dưỡng chất khác trong dầu dừa cũng góp phần cung cấp năng lượng.

Giảm co giật

Chất béo trong dầu dừa có thể làm tăng nồng độ xeton trong máu, điều này có thể giúp giảm tần suất co giật.

Tăng cường sức khỏe cho làn da

Ngoài những công dụng liên quan đến ăn uống, dầu dừa có tác dụng gì với làm đẹp, thẩm mỹ? Một nghiên cứu cho thấy dầu dừa có thể tăng cường độ ẩm cho da khô. Nó cũng có thể cải thiện chức năng của da, giúp ngăn ngừa mất nước quá mức và bảo vệ bạn khỏi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như tác nhân truyền nhiễm, hóa chất và chất gây dị ứng.

Dầu dừa cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nhẹ đến trung bình của bệnh viêm da dị ứng.

Xem thêm: 8 lợi ích của dầu mù u đối với sức khỏe và sắc đẹp

Nuôi dưỡng tóc

Dầu dừa cũng giúp bảo vệ tóc khỏi hư tổn. Một nghiên cứu chỉ ra, dầu dừa có thể thấm sâu vào tóc và làm cho các sợi tóc chắc khỏe hơn, giúp tóc không bị rụng gãy. Do đó, việc sử dụng thường xuyên dầu dừa nguyên chất trong chăm sóc tóc giúp bạn có được một mái tóc chắc khỏe.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Tác dụng dầu dừa không thể không kể đến đó chính là khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả khi được sử dụng đúng cách. Axit lauric trong dầu dừa phản ứng với nước bọt để tạo thành một chất giống như xà phòng ngăn ngừa sâu răng và giúp giảm sự tích tụ mảng bám răng và viêm nướu. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng, giảm hôi miệng, từ đó cải thiện sức khỏe của răng miệng.

Giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Tình trạng này làm giảm khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng cho não. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng xeton có thể bù đắp các dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer nhẹ đến trung bình bằng cách cung cấp một nguồn năng lượng thay thế cho các tế bào não.

Vì dầu dừa rất giàu MCT, làm tăng đáng kể nồng độ xeton trong máu, nên nó có khả năng giúp giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer.

Nguồn chống oxy hóa tốt

Dầu dừa là một nguồn chất chống oxy hóa tốt, có tác dụng chống viêm, chống tiểu đường và bảo vệ não.

Những ai không nên sử dụng dầu dừa

Bên cạnh việc quan tâm dầu dừa có tác dụng gì thì bạn cũng cần biết những đối tượng không nên sử dụng loại thực phẩm này bởi việc sử dụng sai cách có thể mang đến những tác dụng ngoài ý muốn. Một số đối tượng không nên sử dụng dầu dừa đó là:

  • Người bị bệnh về tim mạch: Trong dầu dừa có có chất béo bão hòa và không bão hòa. Do đó, quá lạm dụng thực phẩm này có thể gây ra các tác động xấu với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt là với người đang có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch.
  • Người bị tiêu chảy hoặc đang gặp các vấn đề về tiêu hóa: Nếu trước đây bạn chưa sử dụng quen dầu dừa, bạn không nên sử dụng dầu dừa khi đang bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa bởi chúng có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Khi mới sử dụng, bạn nên dùng lượng tinh dầu dừa ít hơn để cơ thể quen dần.
  • Người có cơ địa dễ dị ứng: Với người dễ nhạy cảm, cơ địa dễ bị dị ứng khi sử dụng dầu dừa có thể gây ra một số phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, sốc phản vệ. Do đó, bạn không nên sử dụng dầu dừa nếu như bạn hoặc những người trong gia đình có cơ địa dễ dị ứng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về thành phần dinh dưỡng của dầu dừa, tác dụng dầu dừa và những đối tượng không nên sử dụng dầu dừa. Qua bài viết tron ta có thể thấy dầu dừa có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng dầu dừa nếu có bệnh về tim mạch, tiêu chảy, các bệnh liên quan đến tiêu hóa hay có cơ địa dễ dị ứng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để không gặp những tác dụng ngoài ý muốn.

Xem thêm: 1 Ngày Uống Bao Nhiêu Nước Để Có Làn Da Đẹp Mịn Màng

Tài liệu tham khảo:

[1] Karen Mumme, Welma Stonehouse, Effects of medium-chain triglycerides on weight loss and body composition: a meta-analysis of randomized controlled trials, 2015

[2] Susan Hewlings, Coconuts and Health: Different Chain Lengths of Saturated Fats Require Different Consideration, 2020

[3] Gerwyn Morris & Cộng sự, Nutritional ketosis as an intervention to relieve astrogliosis: Possible therapeutic applications in the treatment of neurodegenerative and neuroprogressive disorders, 2020

[4] Vermén M Verallo-Rowell & Cộng sự, Natural (Mineral, Vegetable, Coconut, Essential) Oils and Contact Dermatitis, 2016

[5] Tzu-Kai Lin & Cộng sự, Anti-Inflammatory and Skin Barrier Repair Effects of Topical Application of Some Plant Oils, 2018

[6] Vaibhav Kaushik & Cộng sự, Alternative Protocol for Hair Damage Assessment and Comparison of Hair Care Treatments, 2020

[7] Vagish Kumar L. Shanbhag, Oil pulling for maintaining oral hygiene – A review, 2017

[8] Stephen C. Cunnane & Cộng sự, Can ketones compensate for deteriorating brain glucose uptake during aging? Implications for the risk and treatment of Alzheimer's disease, 2016

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ